4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC
4.3.2.2. Neo giữ kỳ vọng dài hạn: Giảm tính không đồng nhất; Nâng cao uy tín của
của CSTT và NHNN Việt Nam
Để neo giữ kỳ vọng lạm phát trước tiên chúng ta cần phải giảm mức độ không đồng nhất, đưa kỳ vọng của công chúng hội tụ về một khoảng nhất định và công việc còn lại là đưa mức độ hội tụ đó về vùng mục tiêu của chính phủ.
Giảm mức độ không đồng nhất của kỳ vọng
Ngoài các đặc điểm về nhân khẩu học, kiến thức về kinh tế tài chính cũng là một kết luận quan trọng được rút ra từ chương trình khảo sát. Trong đó, tính không đồng nhất trong kỳ vọng của người trong lĩnh vực TC – NH nhỏ hơn nhiều so với tổng thể. Do đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về lạm phát, CSTT và kênh truyền dẫn CSTT một giải pháp làm giảm độ không đồng nhất. Lựa chọn kênh tuyên truyền phù hợp cũng rất cần thiết, Lamla và Lein (2008) và Carrol (2003) cho thấy, cường độ, tính đồng nhất trong nội dung và cách thức truyền đạt (thông qua kênh nào) của thông tin tác động mạnh mẽ đối với kỳ vọng lạm phát. Kết quả khảo sát ở hình 4.5 cho thấy, người dân theo dõi thông tin lạm phát chủ yếu qua 3 kênh tivi, báo chí và internet. Hơn nữa, kỳ vọng của các thành phần công chúng có tương quan (Caroll, 2003 và ECB, 2009), dự báo của chuyên gia thông qua các kênh truyền thông tác động mạnh đến kỳ vọng của hộ gia đình. Số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy kết quả không mấy phù hợp khi có đến 84% thiết lập kỳ vọng chủ yếu dựa trên thông tin về các mặt hàng thiết yếu (câu C3.1 trong bảng khảo sát), thông tin về dự báo chỉ chiếm khoảng 22%. Chúng tôi cho rằng, kết quả này là hậu quả của việc thiếu hiểu biết về lạm phát và CSTT. Do đó, song song với giải pháp tuyên truyền, giáo dục chúng ta cần khuyến khích các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, tổ chức tài chính, đầu tư đưa ra dự báo
về lạm phát một cách thường xuyên, đồng thời công bố các dự báo này trên nhiều phương tiện.
Hình 4.10. Cách thức thiết lập kỳ vọng lạm phát của người dân Việt Nam
Như vậy, để làm giảm độ không đồng nhất trong kỳ vọng cần phải tăng cương truyền thông, tuyên truyền thông tin, kiến thức về lạm phát, CSTT, đồng thời khuyến khích và thường xuyên công bố các dự báo lạm phát của chuyên gia. Tuy nhiên, giải pháp cốt lỗi nhất vẫn là đưa hiệu quả của CSTT và niềm tin vào NHNN Việt Nam trở thành điểm hội tụ của kỳ vọng lạm phát dài hạn.
Gia tăng niềm tin vào NHNN Việt Nam: Hội tụ kỳ vọng dài hạn về mục tiêu lạm phát
Song song các giải pháp mang tính bổ trợ như trên, nâng cao uy tín của NHNN Việt Nam thông qua uy lực và hiệu quả của CSTT là vấn đề quan trọng nhất. Hơn nữa, thành tích neo giữ kỳ vọng lạm phát cũng là một chỉ báo quan trọng (xem ECB, 2009, Ee và Supaat, 2005).
Đây hoàn toàn là một yếu điểm của NHNN Việt Nam. NHNN Việt Nam đã “thất hứa” với mục tiêu trong suốt thời gian lạm phát có nhiều biến động từ 1995 đến nay, nhất là từ 2008. Trong khi lạm phát có nhiều biến động và dự báo của các tổ chức cũng tương đối sát với các biến động này, mục tiêu chính phủ đưa ra lại gần như không đổi từ 6 – 7%. Đặc biệt, mục tiêu này lại thường xuyên bị thay đổi chẳng hạn tháng 05/2011 mục
0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% C3.1 C3.2 C3.3 C3.4 C3.5 84.0% 48.6% 22.0% 43.2% 31.0%
tiêu “di động” từ 7% lên 15% trong khi lạm phát 5 tháng đầu năm đã hơn 12%. Hậu quả, người dân Việt Nam đã mất niềm tin vào CSTT và cam kết của NHNN Việt Nam (52% năm 2011 và 46.6% năm 2012). R ràng, đây là một chỉ báo phản ánh sự kém hiệu quả của CSTT23 hoặc chưa có sự nghiêm túc và tính trách nhiệm trong quá trình đặt ra và theo đuổi mục tiêu. Để giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp đồng bộ. Thứ nhất, gia tăng tính độc lập của NHNN Việt Nam. Chúng ta thường đọc hoặc nghe được những cụm từ “Chính phủ đưa ra mục tiêu lạm phát năm…” hay “Quốc hội công bố mục tiêu lạm phát năm…” chứ không phải là “NHNN Việt Nam công bố mục tiêu lạm phát…” trong khi đó NHNN Việt Nam mới chính là cơ quan điều hành CSTT, đây là một vấn đề về cơ chế. NHNN Việt Nam phải là cơ quan đưa ra mục tiêu dựa trên các khuôn khổ dự báo hiện đại và phù hợp với điều kiện vĩ mô mà cơ quan này nắm rõ nhất. Hơn nữa, một mục tiêu do cơ quan này đưa ra được Chính phủ và Quốc hội phê duyệt cũng dễ dàng xác định trách nhiệm khi mục tiêu không hoàn thành. Trên cơ chế cũ, chưa có bất kỳ nhà lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm trước sự “lỡ hẹn” với mục tiêu lạm phát trong nhiều năm.
Hình 4.11. Mục tiêu của chính phủ, lạm phát thực và dự báo của một số tổ chức
Nguồn: GSO và tác giả tự thu thập
23
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) cũng chứng minh nhận định này bằng thực nghiệm. 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Actual Gorvenment IMF WB HSBC
Thứ hai, phản ứng của CSTT cần đồng nhất với mục tiêu đề ra. Mục tiêu lạm phát cần phải được ưu tiên và là cam kết hàng đầu của NHNN trong suốt quá trình điều hành CSTT24. Trong khi, cơ quan quản lý đưa ra mục tiêu “tập trung” hoặc “ưu tiên kiềm chế lạm phát” thì phản ứng của chính sách lại đưa mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Dựa vào hai phân tích trên, khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu cũng là một giải pháp đáng quan tâm. Fed (2006), Gurkaynak, Levin và Swanson (2006) và EC (2009) đều đồng quan điểm cho rằng việc theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu từ đầu những năm 1990 đã giúp khu vực đồng tiền chung Châu Âu kiểm soát được kỳ vọng lạm phát trong dài hạn. Rõ ràng, từ cuối những năm 1990 kỳ vọng lạm phát được kiềm chế dưới 2% - đúng định nghĩa và mục tiêu về ổn định giá cả do EC đưa ra. Fraga, Goldfajn và Minella (2003) cũng nêu thành tựu kiềm chế lạm phát của các quốc gia mới nổi từ sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.
Trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu, mục tiêu về lạm phát được đặt lên hàng đầu. NHTW các quốc gia sẽ độc lập trong việc đưa ra mục tiêu, thiết kế và thực thi CSTT để đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Tuy việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở nhiều quốc gia đã thể hiện thành tựu thuyết phục, nhưng chúng tôi chỉ đưa ra giải pháp này như một lựa chọn để xem xét. Bởi vì việc lựa chọn khuôn khổ chính sách còn phụ thuộc nhiều vào mục tiêu chung của toàn quốc gia và đặc biệt là điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội hiện thời.
24
Trong khuôn khổ kinh tế học hiện đại, CSTT tối ưu biểu hiện thông qua một cam kết thực hiện liên tục và cố định một chính sách trong thời gian dài sẽ tốt hơn là các phản ứng linh hoạt dựa trên nhiều mục tiêu và tùy ý theo điều kiện kinh tế (ECB, 2009).
Hình 4.12. So sánh thành tựu neo giữ kỳ vọng lạm phát dài hạn giữa EU và Mỹ
Nguồn: ECB (2009), Inflation Expectations and The Conduct of Monetary Policy, Chart E, F.