Một số đặc trưng của bảng khảo sát

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 51 - 54)

3. KIỂM ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP

3.2.2.4. Một số đặc trưng của bảng khảo sát

Tương tự như bảng khảo sát của đại học Michigan hay một số quốc gia khác, bảng khảo sát của chúng tôi cũng gồm hai phần cơ bản. Phần một bao gồm thông tin cá nhân, đặc trưng của mỗi cá nhân sẽ tác động lên kỳ vọng lạm phát của họ như thế nào (giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và thu nhập). Trong phần này nhóm nghiên cứu sử dụng mức thu nhập bình quân/người của TP.HCM năm 2011 (6 triệu đồng /tháng) để phân biệt các đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Phần hai là khảo sát kỳ vọng về giá cả trong năm 2012 của các đáp viên (tăng, giảm hay không đổi) và liệu họ có thể đưa ra con số dự báo chính xác dựa trên một số thông tin mà nhóm cung cấp? Đối tượng được khảo sát tiếp nhận các thông tin về lạm phát và

-0.05 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tỷ trọng bình quân

các dự báo về lạm phát qua các kênh nào (tivi, báo – tạp chí, internet, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình…). Đặc biệt nhóm nghiên cứu sử dụng con số 10% như một dấu mốc quan trọng khi khảo sát mức thay đổi lạm phát trong năm 2012. Con số này được nhóm xây dựng dựa trên mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% của chính phủ và dự báo của một số tổ chức uy tín. Bên cạnh việc khảo sát mặt bằng giá cả chung, chúng tôi đưa vào một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hóa tính CPI để các đáp viên đưa ra dự báo về mức tăng giảm giá? Và để có nhận định chính xác hơn trong mối quan hệ giữa tiền lương và giá cả, nhóm bổ sung câu hỏi khảo sát về sự thay đổi của thu nhập so với giá cả dự đoán trong tương lai của từng đáp viên. Ngoài ra, trong những năm gần đây trước thực trạng con số mục tiêu lạm phát của Việt Nam luôn không thực hiện được, chúng tôi đã đưa thêm phần khảo sát về mức độ tín nhiệm của công chúng đối với các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ.

3.2.2.5. Phương pháp thống kê và kiểm định:

Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để thống kê – mô tả lại kết quả từ bảng khảo sát, qua đó đưa ra một số nhận định, phân tích ban đầu về vấn đề lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu có được từ cuộc khảo sát năm 2011 và 2012 chúng tôi tiến hành kiểm định trung bình lạm phát kỳ vọng năm 2012 so với năm 2011 và lạm phát kỳ vọng năm 2012 so với mục tiêu của chính phủ, quan trọng hơn chúng tôi kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát của các đối tượng khảo sát bằng cách thực hiện mô hình hồi quy:

E = α0 + α1SEX + α2INC + α3MAR + α4AG1 + α5AG2 + α6AG3 + α7CA1 + α8CA2 + α9CA3 + α10CA4

Trong đó, E là mức lạm phát kỳ vọng được tính bằng trung bình khoảng kỳ vọng của đối tượng được khảo sát. SEX là biến giả giới tính; SEX bằng một đại diện cho đối tượng là nam. INC là biến giả thu nhập; INC bằng một đại diện cho đối tượng có thu nhập nhỏ hơn 6 triệu VND/tháng. MAR là biến giả tình trạng hôn nhân; MAR = 1 đại

diện cho đối tượng độc thân. AG là biến giả độ tuổi; AG1, AG2, AG3 lần lượt đại diện cho các đối tượng trên 50 tuổi, từ 36 đến 50 tuổi và từ 26 đến 35 tuổi. CA là biến giả nghề nghiệp; CA1,CA2, CA3, CA4 lần lượt đại diện cho các đối tượng đang đi học, nội trợ – làm việc gia đình, tự kinh doanh và làm việc trong lĩnh vực TC – NH. Dữ liệu được lấy từ mẫu khảo sát sau khi đã loại trừ các câu trả lời không chắc chắn.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)