Kinh nghiệm neo giữ kỳ vọng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 35 - 41)

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH

2.4. Kinh nghiệm neo giữ kỳ vọng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ

Trong hai thập kỷ trở lại đây, nhân tố kỳ vọng không những đóng vai trò then chốt trong lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại mà còn trong việc thực thi các chính sách của NHTW. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến việc dự đoán những xu hướng phát triển trong tương lai, từ đó hình thành kỳ vọng lạm phát trong khu vực tư nhân đồng thời đóng vai trò như một cái neo danh nghĩa cho nền kinh tế trong dài hạn. Chính sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát mà NHTW các nước, đặc biệt

là châu Âu, Mỹ và các quốc gia Mỹ Latin đã thực thi CSTT hướng đến quản lý kỳ vọng của khu vực tư nhân và đạt được những thành tựu nhất định.

Lạm phát cao vào những năm 70 là một trong những thất bại về CSTT nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Tỷ lệ lạm phát hàng năm trong giai đoạn này đạt mức trên 10% đối với nhóm OECD. Điển hình nhất là tình hình bất ổn kinh tế ở Mỹ. Bắt đầu từ năm 1965, lạm phát không ngừng gia tăng từ trên 1% đến hơn 14% trong năm 1980. Theo Levin và Taylor (2008), sự gia tăng trong lạm phát ở Mỹ giai đoạn này là do kỳ vọng lạm phát đã không được neo tốt cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chỉ trong một vài năm chứng kiến những kết quả đáng thất vọng của lạm phát cùng với sự vắng mặt của các cam kết mục tiêu tiền tệ mà kỳ vọng lạm phát ở Mỹ đã vuột khỏi cái neo một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do các nhà hoạch định chính sách vào thời điểm đó đã có một cái nhìn quá lạc quan về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dẫn đến việc đặt ưu tiên vào mục tiêu toàn dụng lao động (Orphanides và Williams, 2011). Tháng 10 năm 1979, Fed, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Paul Volcker đã tuyên bố cuộc chiến chống lạm phát nhằm lấy lại uy tín của NHTW bằng việc tập trung vào mục tiêu kiểm soát tiền tệ thông qua duy trì lãi suất cao liên tục trong nhiều năm, chấp nhận suy thoái kinh tế trong giai đoạn 1981 – 1982 với tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt 10%. Lãi suất trung bình Fed cố gắng duy trì trong suốt thời kỳ 1979 – 1990 là 10% với mức lãi suất thực tăng dần, cao nhất vào khoảng 9%. Lạm phát giảm xuống một cách nhanh chóng, từ năm 1992, lạm phát ở Mỹ đã được kiểm soát và duy trì ổn định ở mức trung bình 2,7%. Sau khi khôi phục lại uy tín, đầu những năm 2000, Fed đã công bố chính thức mức mục tiêu lạm phát là 2% nhằm kéo lạm phát và kỳ vọng lạm phát xoay quanh con số này. Đây cũng là mức lạm phát mà Greenspan (2003) gọi là “tỷ lệ ổn định giá cả hiệu quả”. Đối với khu vực Châu Âu, điển hình là Đức – quốc gia chịu tác động ít nhất của cuộc Đại lạm phát thập niên 70 vì đã nhanh chóng đưa ra một cái neo danh nghĩa mới thông qua việc công bố chính thức mục tiêu tăng trưởng cung tiền, đã kiềm hãm được mức lạm phát đỉnh điểm 7,8% trong những năm 1970 xuống còn 2,1% trong tháng 9 năm

1978. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rất rõ rằng việc công bố mục tiêu ổn định giá cả một cách cụ thể ra công chúng góp phần vào neo giữ kỳ vọng lạm phát. Năm 1998, Hội đồng quản trị của EC đã công bố mục tiêu ổn định giá cả và duy trì tỷ lệ lạm phát HICP toàn khu vực Châu Âu hàng năm là dưới 2%. Tuyên bố này đã đưa ra một chỉ dẫn chính xác cho thị trường và mức 2% được xem là điểm tập trung kỳ vọng lạm phát trong khu vực Châu Âu. Cam kết đáng tin cậy của ECB về mục tiêu ổn định giá cả bằng cách thi hành chính sách một cách hệ thống và nhất quán đã giúp neo giữ kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn, thậm chí trong bối cảnh phải đối mặt với những cú sốc bất lợi trong khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Thực tế cho thấy kỳ vọng lạm phát trong dài hạn vẫn được neo tốt ở mức gần 2% tương ứng với mục tiêu ổn định giá cả của ECB thể hiện sự tin tưởng của công chúng vào mục tiêu rõ ràng này.

Khu vực Mỹ Latin cũng không thể tránh khỏi xu hướng lạm phát tăng cao vào những năm 1970. Sau khi trải qua lạm phát cao nhất thế giới trong những năm 1980, các quốc gia Mỹ Latin đã có một sự khởi đầu từ chính sách lạm phát mục tiêu trong những năm 1990 và kết quả đạt được rất ấn tượng. Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế Mỹ Latin đều duy trì tỷ lệ lạm phát một con số gần với tỷ lệ ở các nước công nghiệp, đối lập hoàn toàn với những năm 1980 khi tỷ lệ lạm phát trung bình trong khu vực đứng ở mức 145%. Nhóm sẽ đi sâu vào phân tích razil để thấy r hơn về cách thức neo giữ kỳ vọng thông qua chính sách lạm phát mục tiêu ở các quốc gia Mỹ Latin.

Trong suốt thập niên 80, tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm ở Brazil vào khoảng 500%, trong đó đỉnh điểm là vào tháng 4 năm 1990, lạm phát được ghi nhận ở mức 6.821,31%, nguyên nhân một phần là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài khóa, cũng như năng lực đầu tư trong khu vực công đã giảm sút một cách trầm trọng. Đối mặt với nền kinh tế siêu lạm phát và khu vực công gần như bị phá sản, chính phủ razil đã ban hành một kế hoạch ổn định mới, cùng một tập hợp các cải cách với hy vọng nhanh chóng làm hạ nhiệt lạm phát đồng thời kiểm soát kỳ vọng. Kế hoạch Real Plan (1994) cuối cùng cũng thành công trong việc kiểm giữ lạm phát về mức một con số. Tuy

nhiên, đến năm 1999 razil lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến cho đồng Real mất giá nghiêm trọng, trước tình hình trên NHTW razil đã chính thức thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu sau khi quyết định thả nổi đồng Real.

Cũng như các nước khác, việc áp dụng mục tiêu lạm phát ở Brazil có thể là do tác động của nó lên kỳ vọng. Có thể thấy, những nỗ lực ổn định nền kinh tế trong quá khứ của razil đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách cao. Tuy nhiên sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu như là cái neo danh nghĩa cho CSTT đã góp phần đạt được sự cải tiến quan trọng trong nhận thức về tính bền vững của nền tài chính công. Điều này đã làm giảm bớt sự lo lắng sâu xa về lạm phát liên quan đến tình trạng nợ cao và thống trị tài khóa. Đặc biệt, một khi kỳ vọng đã được neo tốt thì việc kiểm soát lạm phát sẽ trở nên dể dàng hơn kể cả khi xảy ra những cú sốc bất lợi.

Bên cạnh CSTT, chính sách tài khóa cũng được xem là một công cụ quan trọng trong việc neo giữ kỳ vọng, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn cao. Vai trò chính sách tài khóa thặng dư trong việc neo kỳ vọng lạm phát có thể đặc biệt quan trọng ở Brazil do NHTW vẫn chưa hoàn toàn tự chủ. Kết quả này phù hợp với lập luận của Blanchard (2004) khi cho rằng chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng để giảm lạm phát ở Brazil. Tuy nhiên, bằng chứng những năm gần đây cũng cho thấy một CSTT đi kèm với chính sách tài khóa thận trọng đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc neo kỳ vọng lạm phát.

Ngày nay, kỳ vọng lạm phát thường xuyên được giám sát bởi đại đa số các NHTW, do tầm quan trọng của nó trong việc thiết lập các dự báo về lạm phát. Do đó, tiến hành đo lường kỳ vọng lạm phát là một việc làm cần thiết nhằm giúp NHTW nắm bắt được kỳ vọng của khu vực tư nhân nhằm đưa ra những quyết định chính sách hiệu quả. Trong năm 1999, NHTW razil cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát thu thập thông tin hàng ngày như là một phần của quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới. Bảng khảo sát được sử dụng để giám sát kỳ vọng thị trường của khoảng 90 ngân hàng và tổ chức phi tài chính ở razil. Đồng thời bảng khảo sát của NHTW cũng đóng vai trò quan trọng trong

việc cải thiện các yếu tố đầu vào trong tiến trình hoạch định chính sách tiền tệ, chẳng hạn như yếu tố kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái, lãi suất cơ bản, các biến tài khóa và biến ngoại sinh khác.

Trong khi đó, EC đã tiến hành khảo sát một lượng lớn các chuyên gia dự báo làm cho SPF có thể đại diện cho kỳ vọng chung của thị trường. Thực tế cho thấy các chuyên gia được khảo sát cung cấp những đánh giá của họ về xác suất xảy ra những kết quả lạm phát tương lai trong những khoảng thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu cũng tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 23.000 người tiêu dùng tham gia cuộc khảo sát hàng tháng, chủ yếu thông qua điện thoại. Khác với thông tin từ khảo sát SPF, khảo sát người tiêu dùng cho thấy nhận thức chung về lạm phát trong quá khứ và hướng phát triển mong đợi của lạm phát trong tương lai, có tính chất tham khảo đối với sự phát triển của lạm phát trong ngắn hạn11. Ngoài ra, ECB còn sử dụng con số lạm phát kỳ vọng được ước tính từ TTTC thông qua tỷ lệ lạm phát ngang giá BEIR và hợp đồng hoán đổi lạm phát cho phép tính toán lạm phát kỳ vọng dựa trên phần bù lạm phát. Mỹ cũng tiến hành nhiều cuộc khảo sát kỳ vọng lạm phát của khu vực tư nhân, trong đó ba thước đó kỳ vọng được xem là chất lượng nhất bao gồm: khảo sát Livingston được khởi xướng bởi nhà báo chuyên phân tích tài chính Joseph Livingston, đối tượng là những chuyên gia kinh tế, hiện đang được Cục dự trữ Philadelphia thực hiện; khảo sát hộ gia đình do Viện nghiên cứu xã hội học tại đại học Michigan tiến hành và khảo sát SPF cũng do Cục dự trữ Philadelphia thực hiện. Khảo sát Livingston và Michigan được tiến hành từ sau chiến tranh thế giới thứ II trong khi khảo sát SPF bắt đầu được thực hiện từ năm 1968. Ở Nam Phi, kỳ vọng lạm phát được xác định thông qua các

11

Người tiêu dùng được hỏi về nhận thức của họ đối diễn biến lạm phát trong quá khứ (trong vòng 12 tháng trước đó) và kỳ vọng của họ liên quan đến sự phát triển trong tương lai (trong vòng 12 tháng sau).Theo đó, khảo sát người tiêu dùng sẽ cho thấy hướng thay đổi của nhận thức và kỳ vọng về lạm phát của người tiêu dùng, họ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy độ lớn của tỷ lệ lạm phát nhận thức và kỳ vọng. Xem ECB (2007) để biết thêm về chi tiết.

cuộc khảo sát của BER bắt đầu từ năm 1999. ER tiến hành khảo sát kỳ vọng lạm phát với đối tượng là các nhà phân tích tài chính, quản trị kinh doanh, công đoàn thương mại và hộ gia đình trên cơ sở hàng quý để có thêm cái nhìn sâu sắc bằng cách đánh giá kỳ vọng của nhiều nhóm đối tượng khác nhau (Kershoff và Smit, 2001). Bên cạnh đó, ER cũng thực hiện khảo sát Reuters. Trong đó, đối tượng là các nhà kinh tế chuyên nghiệp trên cơ sở hàng tháng, đưa ra những dự báo của họ về những giá trị cuối quý của một tập hợp các chỉ số kinh tế. Khảo sát bằng các biện pháp thế này, cung cấp một cách tiếp cận chủ quan để đo kỳ vọng lạm phát của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Gần đây, một quốc gia của khu vực Đông Nam Á cũng tiến hành khảo sát kỳ vọng của khu vực tư nhân. ắt đầu từ tháng 6 năm 2001, NHTW Phillipines tiến hành hai cuộc khảo sát kỳ vọng khu vực sản xuất (BES) và kỳ vọng khu vực tiêu dùng (CES) hàng quý nhằm cung cấp những chỉ báo về xu hướng chung của các hoạt động kinh tế trong quý hiện tại và những quý tiếp theo thông qua quan điểm của 5000 doanh nghiệp hàng đầu được niêm yết trên sàn (khảo sát BES) và lựa chọn ngẫu nhiên 5000 hộ gia đình (khảo sát CES).

Rõ ràng, NHTW các quốc gia đã quan tâm sâu sắc đến việc neo giữ kỳ vọng. Cụ thể, uy tín của CSTT và hoạt động giao tiếp, gia tăng tính minh bạch của chính sách là các hoạt động phổ biến. Đặc biệt, các chương trình đo lường, khảo sát kỳ vọng cũng được thực hiện rộng rãi nhằm theo dõi và phản ứng kịp thời trước các cú sốc kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)