4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC
4.1.2.2. Truyền thông thông tin
Nghiên cứu của Galati và cộng sự (2009) đã cho thấy, thông tin ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hình thành kỳ vọng lạm phát của công chúng. Để đánh giá tác động của thông tin đến kỳ vọng lạm phát, chúng tôi tiến hành cung cấp thêm những
thông tin về tình hình lạm phát tại Việt Nam từ năm 2007 đến cuối năm 2011 cho những đối tượng chưa biết hoặc không chắc chắn. Kết quả khá tương đồng giữa tỷ lệ các đối tượng thay đổi (54.4%) và không thay đổi (45.6%) kỳ vọng. Với 45.6% những đối tượng không thay đổi kỳ vọng ban đầu khi tiếp nhận thông tin, điều này cho thấy sự dai dẳng trong kỳ vọng. Những đối tượng này đã tự hình thành một cái nhìn về lạm phát và ít thay đổi khi có thêm các thông tin mới. Sự dai dẳng này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc quyết định các chính sách tiền tệ vì có thể các thông tin mà NHNN muốn truyền đạt sẽ không được tiếp nhận một cách nhanh chóng, tạo ra độ trễ trong tác động (Gnan cùng cộng sự, 2009).
Hình 4.4. Phản ứng của đối tượng khảo sát khi tiếp nhận thêm thông tin
Với 38.4% những người tham gia thay đổi kỳ vọng của mình theo chiều hướng tăng so với dự đoán ban đầu khi tiếp nhận thêm thông tin về lạm phát trong những năm gần đây. Dường như mức lạm phát tăng cao trong năm 2010 và 2011 khiến những người tiếp nhận thông tin có khuynh hướng cho rằng mức lạm phát sẽ chưa thể giảm xuống một cách nhanh chóng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến NHNN khó hạ thấp lạm phát nếu đã trải qua một quá trình lạm phát cao trước đó (Taylor, 2000). Kết quả này tương tự của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) về việc công chúng có xu hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ. Chính vì thế, NHNN cần quan tâm bình ổn lạm phát ngay cả khi lạm phát đang còn ở mức thấp, hơn là đến khi lạm phát tăng cao mới tìm cách đối phó. Đồng thời vẫn có 16% các đối
16.0%
45.6% 38.4%
Thay đổi giảm Không đổi Thay đổi tăng
tượng kỳ vọng giảm khi tiếp nhận cùng thông tin. Sự khác biệt giữa 38.4% thay đổi tăng và 16% thay đổi giảm cho thấy sự khác biệt trong cách thức xử lý thông tin của công chúng. Sự khác biệt này có thể do nhiều nhân tố tác động, tuy nhiên nó có thể khiến việc truyền đạt thông tin của NHNN bị nhận thức một cách sai lệch. Đồng thời góp phần tăng thêm sự phân tán kỳ vọng và gây khó khăn cho việc neo giữ kỳ vọng trong dài hạn.
Mặt khác, xem xét lại khi đánh giá mức độ tín nhiệm đối với mục tiêu lạm phát của NHNN. Trước khi chúng tôi đề cập đến mục tiêu lạm phát một chữ số của NHNN, chỉ 29.4% nhứng người được khảo sát có lạm phát kỳ vọng dưới 10%. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 37.1% khi tiếp nhận thông tin về mục tiêu của chính phủ thể hiện qua những câu trả lời tin tưởng. Cho thấy vai trò của việc truyền đạt thông tin về mục tiêu và chính sách của chính phủ đến công chúng cần được đặc biệt coi trọng.
Để việc truyền đạt thông tin có hiệu quả, không thể thiếu vai trò của các phương tiện truyền thông. Đồng thời, việc hiểu được các kênh tiếp nhận thông tin lạm phát của người dân cũng giúp cho việc nghiên cứu và tác động vào kỳ vọng lạm phát. Khảo sát các kênh tiếp nhận thông tin lạm phát của những người tham gia cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài, internet là những kênh quan trọng nhất. Đặc biệt internet ngày càng phổ biến, tuy nhiên đây lại là kênh thông tin đại chúng khó kiểm soát. Ngoài ra những nhận định của các chuyên gia và các tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực TC – NH, tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại được xem là những nhà “hướng dẫn quan điểm” có sức ảnh hưởng lớn vì được tín nhiệm cao (Gnan cùng cộng sự, 2009). Đây là những kênh thông tin cần được quan tâm chặt chẽ nếu muốn truyền tải chính xác các thông điệp hàm chứa trong các quyết định kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng như tác động tích cực vào kỳ vọng lạm phát của công chúng. Tuy nhiên, cần tránh những biện pháp kiểm soát một cách cứng nhắc gây hiệu quả tiêu cực khiến người dân thậm chí mất đi sự tin tưởng vào các kênh truyền thông này.
Hình 4.5. Tỷ lệ tiếp nhận thông tin lạm phát qua các kênh