Lựa chọn phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 48)

3. KIỂM ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP

3.2.1. Lựa chọn phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát

Trên thế giới, phương pháp đo lường kỳ vọng thông qua khảo sát được sử dụng từ rất sớm và phổ biến đối với các quốc gia phát triển và thị trường mới nổi. Chẳng hạn như, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát lạm phát kỳ vọng trên các hộ gia đình theo quý từ năm 1959 và chuyển sang khảo sát theo tháng từ năm 1978; Israel tiến hành khảo sát trên các chuyên gia dự báo, các công ty từ tháng 9 năm 1983 và thực hiện ít nhất hai lần mỗi tháng; Philippines thực hiện khảo sát theo quý từ tháng 6 năm 2001 với 5000 doanh nghiệp niêm yết trên Ủy ban chứng khoán và ngoại hối Philippines và gần đây nhất là tháng 9 năm 2005; Ấn Độ đã thực hiện khảo sát lạm phát kỳ vọng theo quý trên các hộ gia đình (tham khảo thêm phụ lục 4). Tuy nhiên, việc nghiên cứu phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát ở các nước đang phát triển như Việt Nam còn rất hạn chế, chưa có một cuộc nghiên cứu hay khảo sát nào về kỳ vọng lạm phát được thực hiện trong khi nó lại là một vấn đề dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam.

Hơn nữa, do TTTC của Việt Nam chưa phát triển, các công cụ tài chính phòng ngừa lạm phát còn rất hạn chế nên phương pháp đo lường dựa trên các nguồn thông tin từ thị trường tài chính không được chúng tôi sử dụng ở Việt Nam. Vì thế việc đo lường lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam bằng phương pháp khảo sát có thể nói là lựa chọn tối ưu. Do hạn chế của nhóm trong việc tiếp cận đối tượng chuyên gia nên đối tượng khảo sát được nhóm lựa chọn là các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)