4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC
4.1. Phân tích kết quả và kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm
Việt Nam
Do nhiều giới hạn, mẫu của chúng tôi chỉ bao gồm 700 cá nhân sinh sống và làm việc tại TP. HCM. Tuy tính khái quát chưa cao nhưng có thể giúp mang đến những nhận định ban đầu cũng như cơ sở so sánh cho những khảo sát rộng hơn sau này. Thống kê cụ thể mẫu khảo sát của chúng tôi được trình bày trong phụ lục 7.
4.1.1. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 và mức độ tín nhiệm đối với NHNN
Để khảo sát kỳ vọng lạm phát ngắn hạn của người dân, chúng tôi ghi nhận dự báo mặt bằng giá cả chung của những người được khảo sát đến cuối năm 2012 so với thời điểm cuối năm 2011. Kết quả được thể hiện trong Hình 4.1
Hình 4.1. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 (% so với cuối năm 2011)
Có thể nhận thấy hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng mức giá chung cuối năm sẽ tăng (96.4%), 0.7% cho rằng mặt bằng giá cả sẽ không đổi và 2.9% dự báo giảm. Ngoài những đối tượng không chắc chắn, mức trung bình kỳ vọng lạm phát của
0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% Giảm, không xác định Giảm từ 5% - 8% Giảm <5% Không đổi Tăng <5% Tăng từ 5% - 8% Tăng từ 8% - 10% Tăng từ 10%-12% Tăng từ 12%-15% Tăng >=15% Tăng, không xác định 2.1% 0.1% 0.6% 0.7% 1.4% 4.3% 13.1% 21.6% 19.6% 11.9% 24.6%
công chúng cho năm 2012 là 11.52%, với độ lêch chuẩn 3.58% (phương sai 12.82). Kiểm định trung bình cho thấy, kỳ vọng lạm phát của công chúng đã thực sự giảm xuống so với mức kỳ vọng vào cuối năm 2011 mà chúng tôi đã khảo sát vào tháng 5/2011 là 18.1%. Điều này cho thấy những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ đang được dân chúng tiếp nhận một cách tích cực.
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định trung bình kỳ vọng lạm phát cuối năm 2012 so với kỳ vọng cuối năm 2011
Hypothesis Testing for E Date: 03/25/12 Time: 04:56 Sample: 1 513
Included observations: 513
Test of Hypothesis: Mean = 18.10000 Sample Mean = 11.52339
Sample Std. Dev. = 3.580743
Method Value Probability
t-statistic -41.59945 0.0000
Tuy nhiên, kết quả kiểm định cũng cho thấy, trung bình kỳ vọng của công chúng thực sự cao hơn so với mức dưới 10% chính phủ đặt ra. Tỷ lệ đối tượng khảo sát cho rằng mức giá chung cuối năm 2012 sẽ tăng dưới 10% như mục tiêu chính phủ đặt ra chỉ ở mức 29.37%, không tính những câu trả lời không chắc chắn. Tỷ lệ tương thích này dù đã gia tăng so với khảo sát của chúng tôi cho thời điểm cuối năm 2011 (24.9%), nhưng vẫn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu đề ra như đã phân tích ở trên.
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định trung bình lạm phát kỳ vọng so với mục tiêu lạm phát của chính phủ
Hypothesis Testing for E Date: 03/25/12 Time: 04:44 Sample: 1 513
Included observations: 513
Test of Hypothesis: Mean = 10.00000 Sample Mean = 11.52339
Sample Std. Dev. = 3.580743
Method Value Probability
t-statistic 9.636009 0.0000
Để khảo sát sâu hơn mức độ tín nhiệm của công chúng đối với mục tiêu của chính phủ. Chúng tôi tiến hành đưa ra câu hỏi trực tiếp về sự tín nhiệm của các đối tượng khảo sát với mục tiêu lạm phát chính phủ đặt ra, với sự nhấn mạnh cụ thể mục tiêu lạm phát một chữ số của chính phủ trong năm nay. Kết quả cho thấy chỉ 37.1% đáp viên tin tưởng vào mục tiêu lạm phát mà NHNN đề ra, và đến 62.9% không tin tưởng vào khả năng bình ổn lạm phát của chính phủ, xảy ra ở hầu hết các đối tượng chứ không chỉ tập trung ở một đối tượng nhất định nào. Điều này giải thích một nguyên nhân lớn tại sao NHNN và chính phủ Việt Nam luôn gặp khó khăn trong vấn đề bình ổn lạm phát thậm chí ngay cả khi lạm phát ở mức thấp (Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành, 2011). Nếu với 62.9% công chúng không tin tưởng vào các chính sách và mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra thì bao nhiêu phần trăm những biện pháp thi hành của chính phủ sẽ phát huy tác dụng? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tín nhiệm này cần phải được xem xét một cách cụ thể và nghiêm túc.
Hình 4.2. Mức tín nhiệm đối với khả năng thực hiện mục tiêu lạm phát của NHNN
Mặt khác, cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, kỳ vọng của người dân thường khá mơ hồ (Gerlach cùng cộng sự, 2011). Họ thường cho biết kỳ vọng tăng/giảm hoặc không đổi chứ không chắc chắn về những con số đưa ra, điều này được thể hiện qua 26.7% những câu trả lời không chắc chắn của những người tham gia khảo sát (thực tế con số này cao hơn vì rất nhiều đối tượng tham gia vẫn cố gắng “đoán”). Chính vì thế chúng tôi tập trung vào những người làm việc trong lĩnh vực TC – NH, nhóm có nhiều thông tin và hiểu biết nhất về tình hình lạm phát nói chung (Hình 4.3). Kết quả trung bình kỳ vọng ở nhóm này là 11.16%, không khác biệt đáng kể so với toàn bộ mẫu. Tuy nhiên, độ phân tán trong kỳ vọng đã thu hẹp rõ rệt với độ lệch chuẩn 2.65% so với 3.58% của toàn mẫu.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định phương sai kỳ vọng của nhóm thuộc lĩnh vực TC – NH so với toàn mẫu
Hypothesis Testing for E Date: 03/25/12 Time: 05:17 Sample: 1 513
Included observations: 513
Test of Hypothesis: Variance = 7.021351 Sample Variance = 12.82172
Method Value Probability
Variance Ratio 934.9652 0.0000 37.1%
62.9% Có
Tỷ lệ đối tượng thuộc nhóm TC – NH có kỳ vọng tương thích với mục tiêu của chính phủ cũng đã tăng so với cuối năm 2011 (28% so với 22.7%) nhưng không đáng kể. Lạm phát kỳ vọng vẫn cao hơn so với mục tiêu chính phủ đề ra. Dự đoán lạm phát cao ở nhóm thuộc lĩnh vực TC – NH sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn đến các đối tượng dân cư khác trong xã hội, bởi họ được xem là những người có hiểu biết nhất trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô và khả năng “lan truyền kỳ vọng” là rất cao (Gnan cùng cộng sự, 2009).
Hình 4.3. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 – Nhóm làm việc trong lĩnh vực TC – NH