Giải pháp neo kỳ vọng ngắn hạn: tăng cường giao tiếp của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 74 - 77)

4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC

4.3.2.1.Giải pháp neo kỳ vọng ngắn hạn: tăng cường giao tiếp của NHNN Việt Nam

Nam (Central Bank Communications)

Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn cho chúng ta biết phản ứng của công chúng trước tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Và giao tiếp giữa NHTW với công chúng được sử dụng như một giải pháp tăng cường phản ứng trước các cú sốc này (ECB, 2009). Nghiên cứu về kỳ vọng lạm phát ở Singapore, Ee và Supaat (2005), đã khái quá hóa vai trò của một CSTT hiệu quả và vấn đề kiểm soát kỳ vọng (tương tự trong Perera, 2010).

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa CSTT hiệu quả và kiểm soát kỳ vọng

Nguồn: Ee và Supaat (2005), The anchoring of inflation expectations in Singapore, Figure 1.

Giao tiếp giữa NHTW và công chúng tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến neo giữ kỳ vọng. Một cách trực tiếp, thông tin mà NHTW đưa ra sẽ trở thành một phần trong

các thông tin thiết lập kỳ vọng của chủ thể, tỷ trọng của nó tùy thuộc vào sự tín nhiệm vào NHTW. Trong khi đó, hoạt động giao tiếp này làm gia tăng tính minh bạch và trách nhiệm của NHTW, nâng cao uy tính trong dài hạn. Hoạt động này tập trung đưa ra khái niệm về ổn định giá cả dài hạn, mục tiêu hàng năm, dự báo lãi suất chính sách và thông tin CSTT trong ngắn hạn.

Trong chiến lược giao tiếp của ECB, Hội đồng giám sát đưa ra định nghĩa ổn định giá cả là tỷ lệ HICP hàng năm dưới 2%. Song song đó, Ủy ban Giám sát cũng đưa ra cam kết kiềm chế mức gia tăng giá cả “xung quanh 2%” trong trung hạn (ECB, 2009). Hoạt động này có vẻ không có gì phức tạp nhưng lại chưa được thực hiện ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng tìm thấy khái niệm và mục tiêu giá cả một cách chung chung “Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội…”19 mà không phải một con số cụ thể nào. Giải quyết vấn đề này là một mục tiêu dài hạn liên quan đến cơ chế thiết lập và theo đuổi mục tiêu mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần tiếp theo. Các hoạt động khác cũng được EC đăng tải trực tiếp trên trang thông tin điện tử20. Trong đó, cơ quan này sẽ cung cấp cho người dân kết quả báo cáo hàng tháng trên các kênh thông tin đại chúng chậm nhất là vài giờ sau cuộc họp. Đồng thời, người đứng đầu ECB phải gặp Quốc Hội hàng năm và 4 lần một năm đối với Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu (ECON) để trình bày các báo cáo về thực thi CSTT và giá cả một cách công khai. Chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy các bảng tin hàng tháng, quý, năm của ECB với nội dung báo cáo tình hình và nêu kế hoạch thời gian tới.

Ở Mỹ, bắt đầu từ tháng 01/2012, Fed sẽ công bố lãi suất chính sách, lãi suất Fed và các thông số vĩ mô kỳ vọng cho dân chúng trong tháng tiếp theo (Fed, 2011). Hoạt động

19

Trích từ nghị quyết Số: 11/NQ – CP “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.

20

này có tác dụng làm giảm sự bất ngờ của dân chúng khi tung ra chính sách, do thông tin này sẽ đóng góp vào lượng thông tin mà chủ thể sử dụng để thiết lập kỳ vọng. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ khó thực hiện đối với các NHTW có quyền lực hạn chế và phải chiến đấu với nhiều mục tiêu khi thường xuyên phải đối mặt với các cú sốc như tỷ giá, giá cả hàng hóa quốc tế, sản lượng,… như Việt Nam21. CSTT phải phản ứng linh hoạt trước các cú sốc của nền kinh tế. Một sự công bố tương tự như Fed sẽ dễ dàng làm gia tăng nguy cơ mất uy tín. Đặc biệt, các chỉ báo này phải có ý nghĩa đủ để thu hút sự chú ý của các chuyên gia trình độ cao, do đó NHTW cần phải đi đầu trong hoạt động nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về CSTT (ECB, 2009).

Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về nổ lực gia tăng tính minh bạch của các cơ quan Chính phủ khi Thủ tướng chủ trương triển khai chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”22 tạo cơ hội để người dân giao tiếp với người đứng đầu các Bộ và Cơ quan ngang Bộ vào mỗi tối chủ nhật với thời lượng 5 – 7 phút và bắt đầu từ tháng 04/2012, cùng với chương trình thời sự. Đây là một dấu hiệu tích cực thể hiện nổ lực của Chính phủ, tuy nhiên sẽ có rất ít cơ hội cho Thống đốc NHNN Việt Nam khi có đến 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ trong chương trình với thời lượng hạn chế này.

Như vậy, giao tiếp với người dân sẽ là một mục tiêu mà NHNN Việt Nam phải theo đuổi trong đó cần chú ý đưa ra các khái niệm cụ thể về ổn định giá cả và mục tiêu hàng năm. ên cạnh đó, tính khả thi và trách nhiệm đối với mục tiêu phải được đặt lên hàng đầu tránh làm mất thêm niềm tin đối với các chủ thể kinh tế. Hơn nữa, cần gia tăng tính minh bạch của các chính sách và NHNN Việt Nam thông qua các bảng tin, báo cáo chuyên môn về tình hình thực thi CSTT, các kết quả và dự báo. Bên cạnh đó, cần xây

21

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010), Phạm Thế Anh (2011) đồng quan điểm cho rằng mục tiêu tăng trưởng luôn được ưu tiên trước thực trạng nền kinh tế phải đối mặt với nhiều cú sốc bên trong và bên ngoài.

22

dựng các chỉ báo tin cậy về lạm phát tương lai và nhân tố tác động lạm phát và tạo thành các hướng dẫn cho mọi thành phần công chúng. Khi chiến lược giao tiếp hiệu quả thành tiền lệ sẽ gia tăng uy tín của NHNN Việt Nam trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 74 - 77)