Những hạn chế trong nghiên cứu – khảo sát

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 67 - 68)

4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC

4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu – khảo sát

Đúc kết được từ những hạn chế của bảng khảo sát năm 2011, chúng tôi đã cố gắng chỉnh sửa nội dung và cách thức khảo sát phù hợp hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định bên cạnh những hạn chế chung của việc sử dụng nguồn thông tin từ khảo sát các hộ gia đình để đo lường lạm phát kỳ vọng như đã trình bày trong phần đo lường.

Thứ nhất, do còn hạn chế trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu và kỹ năng trong việc xây

dựng bảng khảo sát nên sau quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy bảng khảo sát vẫn chưa phù hợp với tất cả các đối tượng, bảng khảo sát còn sử dụng một số thuật ngữ chuyên môn, gây khó hiểu cho đáp viên, yêu cầu cần phải giải thích r cho đáp viên khi thực hiện trả lời các câu hỏi. Điều này có thể dẫn đến những thiếu sót khi thống kê và đo lường kỳ vọng lạm phát.

Thứ hai, sự không đồng nhất của đối tượng được khảo sát, việc nắm bắt các thông tin

cũng như những hiểu biết về lạm phát cũng rất khác nhau giữa các nhóm đối tượng khi thực hiện khảo sát đối với hộ gia đình ở Việt Nam. Đây là một trong những hạn chế chung của việc khảo sát hộ gia đình, tuy nhiên điều này lại hạn chế hơn đối với các quốc gia mà người dân ít được tiếp cận các thông tin chung của nền kinh tế như Việt Nam. Chính vì thế dẫn đến những khó khăn cũng như sai số trong việc đo lường kỳ vọng lạm phát khi sử dụng nguồn thông tin này. Tuy nhiên, khi thực hiện các khảo sát này, chúng tôi có thể biết được các kênh thông tin và các yếu tố tác động đến kỳ vọng của người dân. Đặc biệt có thể xem xét mức độ tín nhiệm của người dân đối với chính

sách của chính phủ như thế nào? Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm điều tiết kỳ vọng lạm phát.

Thứ ba, mẫu khảo sát của chúng tôi quá nhỏ (700 hộ gia đình), dẫn đến ý nghĩa thống

kê không cao. Thực tế ở một số quốc gia khi tiến hành khảo sát trên hộ gia đình thường sử dụng bộ mẫu trên 2000 như Hàn Quốc, Indonesia là 4650 hộ, Thổ Nhĩ Kỳ là 8000 hộ gia đình,...

Và cuối cùng là hạn chế trong việc sử dụng kết quả từ kỳ vọng lạm phát. Ngoài việc sử

dụng kết quả kỳ vọng lạm phát trong đề xuất và thực thi các chính sách thì ở nhiều quốc gia, kỳ vọng lạm phát còn được sử dụng trong các mô hình để dự báo lạm phát trong giai đoạn hiện hành. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì phải có số liệu kỳ vọng từ nhiều năm trước do mô hình dự báo dùng dữ liệu chuỗi thời gian để thực hiện. Mặc dù việc xây dựng khảo sát và đo lường kỳ vọng lạm phát trên các hộ gia đình mà nhóm nghiên cứu thực hiện còn rất nhiều hạn chế nhưng phần nào cũng cho thấy được vấn đề lạm phát kỳ vọng cũng như lòng tin của “một bộ phận dân chúng” đối với các biện pháp kiềm chế lạm phát mà chính phủ đề ra. Từ đây, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị trong việc xây dựng khảo sát và kiểm soát lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Kỳ vọng lạm phát ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam (Trang 67 - 68)