Vấn đề khảo sát từ nghề biển ở Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Vấn đề khảo sát từ nghề biển ở Hậu Lộc

Hậu Lộc là một vùng đất hội tụ đủ ba yếu tố: rừng núi, đồng bằng và biển. Ba yếu tố này hoà hợp lẫn nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó biển là một trong những thế mạnh quan trọng. Với hơn 12 km bờ biển và một ngư trường đánh bắt rộng lớn thì biển là một tiềm năng tự nhiên to lớn cho sự phát triển của mảnh đất này. Hàng năm ngư dân khai thác được hàng trăm tấn tôm cá và các loại hải sản khác. Cư dân làm nghề biển tập trung đông nhất ở các xã ven biển, ven cửa sông. Tư liệu trong luận văn này là do chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 5 huyện, những nơi có truyến thống và nổi tiếng về nghề cá ở Thanh Hóa. Đó là các huyện: Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Hậu Lộc. Ngoài ra chúng tôi còn điền dã tìm hiểu từ ngữ chỉ nghề cá của cư dân đánh cá nước ngọt ở các làng nghề.

Nghề cá, một nghề đánh bắt thuỷ, hải sản bao gồm cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến ... phát triển khá sớm ở Thanh Hóa. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, nghề đánh bắt tôm cá không chỉ dành riêng cho những người làm nghề cá mà cả những người làm nghề khác như làm nông nghiệp, lâm nghiệp cũng tham gia vào việc đánh bắt. Cách đánh bắt cá tôm cũng vô

cùng phong phú và đa dạng. Từ đánh bắt bằng các phương tiện máy móc hiện đại đến đánh bắt bằng phương pháp thủ công nhất, sơ khai nhất: đánh bắt bằng tay, người ta có thể tát cạn nước trong ao, trong vũng, dùng tay bắt cá trong các hang hốc của ghềnh đá; cũng có thể đánh bắt ở cá ở đại dương rộng lớn. Có thể đánh bắt các loại nhỏ li ti, như con tép, con moi, song cũng có thể đánh bắt cả những con ngừ, con mập nặng hàng tạ... Địa bàn đánh bắt của người làm nghề hết sức rộng lớn, ở đâu có nước thì ở đó có cá: Cá sông, cá hồ, cá biển, cá khe, cá suối... Hàng trăm loại cá tôm với hàng trăm tên gọi, hàng trăm cách chế biến, hàng trăm món ăn khác nhau... Nên việc tìm kiếm một cách đầy đủ các từ có liên quan là việc vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Đó là chưa kể đến việc dù ở trong cùng một phương ngữ nhưng một đối tượng lại có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ: Cùng là cái lưới đánh cá, có vùng gọi là lưới rênh, có vùng gọi là lưới khoai nhưng có vùng lại gọi là lưới hà...

Điều đó chứng tỏ, việc tìm kiếm và khảo sát tất cả những từ liên quan đến nghề cá là điều không dễ; chúng tôi chỉ cố gắng tìm kiếm và khảo sát những từ mang tính thông dụng thuộc tiếng Hậu Lộc.

Phương pháp chủ yếu của chúng tôi là “tai nghe, mắt thấy”, tuy vậy, có nhiều đối tượng lại được tiếp cận từ gián tiếp qua sự miêu tả của nhân dân nên rất khó để xác định dộ chính xác. Vì vậy, đây chỉ là những kết quả bước đầu, cần phải có thời gian và sự hỗ trợ nhiều hơn nữa hi vọng mới tập hợp, miêu tả từ chỉ nghề cá ở Hậu Lộc chính xác và đầy đủ.

Có thể nói, nghề cá, nghề làm muối và nghề làm nước mắm, ba nghề này có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời, gắn bó với nhau, tuy ba mà một. Tuy nhiên, mỗi nghề có một đặc điểm khác nhau về công cụ, quá trình hoạt động và sản phẩm được tạo ra. Tiến hành khảo sát vốn từ chỉ nghề biển của cư dân biển huyện Hậu Lộc, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của

mình vào việc gìn giữ những giá trị mà cha ông để lại, nơi mảnh đất mà không mấy được thiên nhiên ưu đãi này.

Sau đây là kết quả khảo sát bước đầu về vốn từ vựng chỉ nghề biển trong tiếng Hậu Lộc.

Tổng từ điều tra thống kê được là 658 từ (bao gồm nghề cá, nghề làm muối và nghề làm nước mắm).

Có thể nói, số lượng những từ chỉ nghề qua khảo sát, thống kê được chưa nhiều như trên thực tế, tuy nhiên, số lượng từ mà chúng tôi điều tra được đã phản ánh khá đầy đủ các loại hải sản có giá trị kinh tế, phục vụ đời sống hàng ngày cũng như xuất khẩu thu ngoại tệ.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phương ngữ giúp chúng ta hiểu thêm về vốn ngôn ngữ toàn dân, đồng thời hiểu thêm về đặc trưng tâm lí, bản sắc văn hoá của người Việt. Những từ chỉ nghề cá trong ngôn ngữ không chỉ là những kí hiệu ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ đơn thuần nữa mà khi các đơn vị từ vựng ấy trở thành một thành tố trong ngôn ngữ để biểu hiện văn hoá thì nó là nơi lưu giữ những yếu tố đặc trưng nhất của văn hoá dân tộc. Từ việc nhìn khái quát chung về vốn từ vựng chỉ nghề biển trong phương ngữ, chúng ta có cơ sở để định hướng nghiên cứu về vốn từ vựng chỉ nghề cá, thấy được mối quan hệ giữa vốn từ vựng chỉ nghề biển trong phương ngữ với vốn từ chỉ nghề biển trong ngôn ngữ toàn dân, về cấu tạo ngữ nghĩa, về cách thức định danh, tên gọi của lớp từ này.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 35 - 37)