Vốn từ chỉ nghề và vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Vốn từ chỉ nghề và vốn từ nghề nghiệp trong phương ngữ và trong

trong vốn từ toàn dân

Từ toàn dân thuộc lớp từ vựng tích cực, là những từ toàn dân biết, hiểu và sử dụng. Từ nghề nghiệp khác từ toàn dân ở chỗ: Phạm vi sử dụng bị hạn chế về mặt xã hội, chỉ những người nội bộ ngành nghề mới hiểu rõ và sử dụng được.

Qua hệ từ nghề ngiệp với từ toàn dân là mối quan hệ giao thoa, đan xen trong quy luật phát triển của ngôn ngữ. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo một nhát cắt thời gian nào đó từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân, nó là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế.

Chúng ta biết rằng, từ toàn dân là lớp từ cơ bản nhất, quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ, từ vựng toàn dân là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc, là bộ phận nòng cốt của từ vựng học. Từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng, những khái niệm quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, đồng thời vốn từ toàn dân là những từ trung hoà về mặt phong cách. Bên cạnh đó, từ nghề nghiệp lại có phạm vi sử dụng hẹp hơn mà chỉ người trong nghề mới hiểu.

Ví dụ: Khi nói đến từ “cào bả”, “đúc trạt” (chạt), “đổ ô” không phải ai cũng hiểu được nghĩa của từ nếu người đó không sống trong làng nghề làm muối. Cào bả là dồn cát ở mặt ruộng lại thành đống; Đúc trạt (chạt) có thể hiểu đây là một hoạt động lấy cát đã ngấm nước biển đổ lên cái hố hình chữ nhật; Đổ ô là đổ nước mặn vào các ô, nước mặn sau quá trình được lọc, người ta dùng bầu đổ nước lên các ô để phơi nắng (lượng nước mỗi ô dựa vào nhiệt độ trong ngày để điểu chỉnh lượng nước vừa phải) sẽ tạo ra muối...

Như chúng ta đã biết, từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân, nhưng có một bộ phận từ nghề nghiệp có thể dễ dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân. Đó là khi những công cụ sản xuất, những khái niệm riêng của nghề đã trở nên phổ biến rộng rãi. Trong xã hội Việt Nam có những nghề đặc biệt, có tính chất hạn chế về phạm vi hoạt động, thì từ nghề nghiệp thuộc các nghề này có phạm vi hoạt động rất hạn chế. Ví dụ: Nghề làm giấy, nghề làm sơn mài, nghề đúc đồng, nghề làm muối... Lớp từ nghề nghiệp của những nghề này chỉ có những người trong nghề mới hiểu.

Bên cạnh đó, đối với những nghề có tính chất lâu đời, mức độ phổ biến rộng rãi như nghề trồng lúa, nghề cá thì một bộ phận lớn từ nghề nghiệp đã trở thành ngôn ngữ toàn dân. Sở dĩ, nhiều từ chỉ nghề trồng lúa đã trở thành quen thuộc với mọi người và trở thành lớp từ toàn dân là vì Việt Nam được xem có nền văn minh lúa nước bởi tỷ lệ cư dân trồng lúa chiếm số đông, địa bàn cư dân làm nghề lại phân bố rộng rãi từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược. Do vậy, có một số lớp từ đã trở thành từ toàn dân như: Bừa, cày, cuốc, mạ, lúa, gặt... Những từ này không hề xa lạ với những người làm nghề khác trong xã hội, chúng được dùng một cách tự nhiên. Đây là một biểu hiện nói lên mối quan hệ khăng khít giữa vốn từ toàn dân và vốn từ nghề nghiệp. Nhưng không phải từ nào trong lớp từ nghề nghiệp cũng có tính chất phổ biến rộng rãi như vậy, vì nghề nào cũng có lớp từ nghề nghiệp riêng nhưng mức độ phổ biến của

nó lại không giống nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phạm vi của từng nghề nên có những từ ngữ chỉ riêng nghề mới hiểu và dùng, có từ nghề nghiệp được hiểu trong vùng phương ngữ, có từ dùng chung trong toàn dân tộc.

Ví dụ: Trong nghề đánh cá, ngoài những từ khá quen thuộc với mọi người như: Thuyền, thúng, lưới... mang tính chất toàn dân thì có những từ rất xa lạ với mọi người như: rẻo, sẻo, te reo,te lội, vọi... có những từ mang tính chất phương ngữ cả vùng như: Giả, gõ, vây...

Đất nước Việt Nam trả dài từ địa đầu Móng Cái đến đất mũi Cà Mau và hình thành nên nền văn minh lúa nước do ba nền văn hoá hội lại (văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển). Mỗi nền văn hoá có những đặc điểm riêng và người của cư dân vùng biển cũng như nghề trồng lúa có tính chất ổn định. Vì vậy, mà hình thành nên những nét văn hoá riêng biệt của cư dân chài lưới. Từ nghề nghiệp trong mối quan hệ đó thường gắn với đặc điểm địa phương, gắn với những biến thể ngôn ngữ, phương ngữ nơi cư dân làng nghề cư trú, tổ chức sản xuất.

Từ nghề nghiệp còn có những đặc điểm riêng gắn với từng vùng thổ ngữ. Bởi vì, mỗi vùng dân cư, mỗi làng nghề do đặc điểm canh tác, đặc điểm khí hậu môi trường, phong tục tập quán không giống nhau nên ngôn ngữ phản ánh nghề nghiệp cũng có thể khác nhau trong một ngôn ngữ. Đó chính là cơ sở làm nên tính đa dạng của từ nghề nghiệp.

Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với vốn từ phương ngữ diễn ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi đối sánh ta thấy từ nghề nghiệp không trùng khít hoàn toàn với ngôn ngữ và bản thân từ nghề nghiệp cũng không tách khỏi vùng phương ngữ nơi sinh sống của cư dân làng nghề. Quan hệ giữa từ ngữ trong phương ngữ là quan hệ tác động qua lại đan xen phức tạp. Có những từ nghề nghiệp trùng khít với phương ngữ, nhưng có những từ lại chịu ảnh hưởng thói quen dùng ngôn ngữ của cư dân sống trên

vùng phương ngữ đó nên có thể có những từ riêng, như để chỉ phương tiện, công cụ đánh bắt hay công cụ làm nước mắm, làm muối của làng nghề đó. Ngoài việc dùng chung một số từ ngữ toàn dân, họ còn sử dụng những từ vừa là từ nghề nghiệp nhưng lại mạng đặc điểm của phương ngữ về âm và nghĩa.

Ví dụ: từ ngữ khác nhau được tạo ra do thói quen khác nhau giữa các vùng nhưng đều cùng gọi một đối tượng: Làng chài, làng vạn, dân vạn, kẻ vạn... Lại có những từ nghề nghiệp mà phạm vi sử dụng của nó rất hẹp, chỉ người trong nghề mới hiểu, thậm chí chỉ có một vùng, một làng nào đó mới có. Ví dụ: Chặn ô, nước cái, dận trạt, khoả trạt (nghề làm muối); xã mắm, nước cốt,... (nghề làm nước mắm).

Trước khi đi vào khảo sát lớp từ chỉ nghề của cư dân vùng biển, cụ thể là nghề đánh cá, làm nước mắm và làm muối, chúng tôi sẽ khái quát về vốn từ vựng chỉ nghề của cư dân nơi đây, để thấy được mối quan hệ từ vựng chỉ nghề trong phương ngữ Thanh Hóa về đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa, cách thức định danh, gọi tên các từ này.

Việc nghiên cứu ngôn ngữ, dù dưới góc độ nào cũng phải liên quan đến từ. Tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng, sự đa dạng đó thể hiện trên các phương ngữ. Việc tìm hiểu từ chỉ nghề cá trong ngôn ngữ văn hoá sẽ giúp chúng ta hiểu được những nét nào đó về đặc trưng tâm lí, bản sắc văn hoá người Việt Nam làm nghề biển nói chung và người Việt làm nghề này sống trên vùng phương ngữ đó nói riêng.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 27 - 30)