Đặc điểm cách định danh của lớp từ nghề biển ở Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 70 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Đặc điểm cách định danh của lớp từ nghề biển ở Hậu Lộc

Xuất phát từ những vấn đề mang tính chất lý thuyết như trên, dõi vào lớp từ chỉ nghề biển Hậu Lộc, chúng tôi đi vào khảo sát đặc điểm của lớp từ này ở góc độ định danh để thấy được thế giới thực tại trong con mắt người dân nơi đây được phản ánh qua lớp từ nghề biển, đó cũng là dấu ấn văn hoá, tư duy của con người trên một vùng đất. Để thấy rõ vấn đề, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem những thuộc tính và quan hệ gì của sự vật được người dân Hậu Lộc tri nhận và biểu đạt trong lớp từ chỉ nghề biển và những thuộc tính, mối quan hệ đó được biểu đạt như thế nào trong tiếng Hậu Lộc.

Chúng ta biết rằng, nghề cá không phải là một nghề có tính chất “độc quyền” của bất cứ cư dân nào, địa phương nào; mà nghề cá là một nghề có tính chất truyền thống của dân tộc Việt. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, với những đặc điểm khí hậu, điều kiện kinh tế khác nhau, nên lại có cách thức, thói quen đánh bắt, sản xuất không giống nhau. Mặt khác, mỗi địa phương lại có phong tục tập quán, lối sống, văn hoá ứng xử ít nhiều mang bản sắc riêng nên kiểu nhìn nhận, cảm nhận hiện thực trong ngôn ngữ mà cụ thể hơn là qua tên gọi của từ nói chung, từ chỉ nghề biển nói riêng sẽ không giống hoàn toàn các vùng khác. Đi vào từng từ cụ thể trong nhóm từ chỉ phương tiện, dụng cụ đánh bắt, sản xuất chúng ta sẽ không những thấy được cái độc đáo về mặt ngữ nghĩa mà còn thấy được nét phong phú, đa dạng của các kiểu định danh, cũng như sắc thái văn hoá nghề nghiệp qua lớp từ này.

Có thể nói, cùng chỉ một phạm vi sự vật nhưng số lượng từ địa phương phong phú hơn từ toàn dân và phương thức định danh cũng khác nhau. Trong khi từ ngữ toàn dân chủ yếu lựa chọn đặc điểm về hình thức cấu tạo của sự vật để gọi tên thì chỉ có 3/20 từ địa phương là lựa chọn theo phương thức này. Như chúng tôi đã trình bày, từ địa phương được dùng để gọi tên phương tiện nghề cá chủ yếu chọn lựa các đặc trưng về công cụ và phương thức đánh bắt

cá để phản ánh. Sự khác biệt này phản ánh đặc điểm của hoạt động thực tiễn và hoạt động giao tiếp của địa phương. Hoạt động đó gắn bó với đời sống cư dân Hậu Lộc từ lâu đời, không kém phần phong phú và đa dạng. Mảng hiện thực này khi được phản ánh vào ngôn ngữ trong ý nghĩa của từ, bên cạnh cái chung, cũng có những nét riêng phương ngữ.

Về nghề cá, tàu thuyền là một phương tiện không thể thiếu đối với những cư dân làm nghề. Đây là một phương tiện tối quan trọng nên trong vốn từ nghề cá ở Hậu Lộc từ chỉ phương tiện đánh bắt khá phong phú, gồm:

(mảng) (ghép từ những cây luồng bương, dài khoảng 6 - 25m, có bốn buồm, chỉ cần 1 - 3 người đi, 1 mái chèo, đánh bắt trong ngày, thường là đánh moi và tôm); gõ vây (đóng bằng gỗ, 6 cánh buồm, 6 - 7 người đi, dùng lô gỗ khua vào thuyền tạo tiếng động để dồn cá); thuyền chài ba vách (gồm 3 mê, 1 mê dưới, 2 mê mạn, chạy bằng buồm tròn hoặc buồm cánh dơi); thuyền giả

(thuyền cò) (dài 10 - 12m, mũi hình con cò); tàu lô (làm bằng gỗ săng lẻ (lắp máy móc, thiết bị hiện đại: máy dẫn đường, máy dò cá, máy bộ đàm ...); tàu vỏ dưa (hình dáng giống nửa quả dưa); thuyền ké (thuyền thu mua); bè bơi

(thuyền thu mua); đò (phục vụ hàng hoá, nhu yếu phẩm cho những tàu lô)... Về công cụ để đánh bắt cá, cư dân Hậu Lộc dùng rất nhiều dụng cụ khác nhau, tuỳ theo môi trường đánh bắt như: biển, sông, ao hồ, đồng ruộng, khe suối nơi người dân sinh sống. Hình thức đánh bắt có thể là dạng tranh thủ kết hợp của những người làm các nghề khác chứ không thành nghề, vì vậy tên gọi phản ánh các loại dụng cụ đánh bắt cũng mang tính chất phổ biến rộng rãi. Dụng cụ đánh bắt chính là lưới, tiếng Hậu Lộc có khi gọi là giã (giả) hoặc ,

te, sẻo, rẻo ... Lưới ở Hậu Lộc có rất nhiều loại khác nhau, tên gọi của loại dụng cụ đánh bắt này khá phong phú, ngoài từ lưới như trong ngôn ngữ toàn dân, mang nghĩa chung chỉ các loại lưới đánh bắt cá nói chung thì trong tiếng Hậu Lộc có 19 từ phái sinh khác nhau để gọi tên các loại lưới theo những đặc

trưng khác nhau. Có thể liệt kê các từ đó là: lưới rênh, lưới rê, lưới khoai, lưới hà, lưới mành chụp, giả ốc, giả xích, giả cào, giả cá đôi, giả moi, lưới then một, lưới then hai, lưới then ba, lưới then bốn, lưới săm, lưới cước, lưới gai, lưới dù, lưới nilon...

Trong các từ đó có những từ định danh theo đặc điểm kích thước thưa dày của mắt lưới như: Lưới then một, lưới then hai, lưới then ba, lưới then bốn; có những từ định danh theo đặc trưng lựa chọn về đặc điểm, kiểu dáng đánh bắt như: Lưới rê, giả cào, giả cá đôi; có từ gọi tên theo chất liệu như:

Lưới săm, lưới cước, lưới gai, lưới dù, lưới nilon; có từ lại định danh theo mục đích đối tượng như: Lưới khoai, giả ốc, giả moi, giả tôm, giả cá; bên cạnh đó lại có những từ mà dấu vết về sự “cảm nhận” hay đặc điểm sự vật được lựa chọn để đưa vào tên gọi đã bị mờ phai, đã trở thành “không có lí do” để giải thích nữa, những từ như là: Lưới rênh, lưới hà, giả xích; lưới then chúng ta không thể biết được vì sao lại có những tên gọi này, hay căn cứ vào cái gì để đặt tên như thế, chỉ biết rằng đây là những loại lưới khác nhau.

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt [32, tr.157] chỉ có duy nhất một từ lưới mang nghĩa chung. Và dường như các tác giả trong cuốn sách này không chủ trương thu thập các loại lưới đánh bắt cá. So với từ chỉ dụng cụ đánh bắt trong nghề biển Hậu Lộc với ngôn ngữ toàn dân thì từ chỉ dụng cụ đánh bắt (lưới) trong tiếng Hậu Lộc phong phú hơn rất nhiều, cụ thể hơn nhiều (tỷ lệ 19/1).

Bên cạnh cách định danh phản ánh đặc trưng phương tiện và công cụ của nghề biển nêu trên nhưng có lẽ phong phú nhất của vốn từ vựng chỉ nghề biển ở Hậu Lộc là tên gọi các loại cá. Trong Từ điển tiếng Việt [32, tr.95] có 101 từ chỉ tên gọi các loại cá, nhưng trong từ nghề biển Hậu Lộc số lượng này lớn hơn rất nhiều, chúng tôi khảo sát được 407 từ.

Có thể nói, sự phong phú của vốn từ loại này phản ánh đặc điểm phân cắt đối tượng một cách cụ thể, tỷ mỉ theo những đặc trưng lựa chọn mang tính phân loại rõ ràng trong cách cảm nhận, tri giác của con người Hậu Lộc.

Ví dụ: Để chỉ mực, người dân vùng biển nơi đây không dùng một cái tên mang ý nghĩa chung như trong vốn từ ngữ toàn dân mà dùng các tên gọi như: Mực lá, mực ống, mực nang, mực gai, mực ván, mực cóc, mực trung, mực thước, mực rubi, mực xà, mực cơm xôi... để chỉ các loại mực khác nhau. Trong đó, Mực lá, mực ống, mực nang, mực gai, mực cóc là tên gọi của năm loại mực khác nhau, mà phương thức định danh của chúng là dựa vào đặc điểm hình thức như: Mực lá (do thân hình mỏng giống chiếc lá, không có mu); mực ống (do thân thuôn, tròn giống chiếc ống); mực nang (do hình thù bè, dẹt như chiếc mo nang); mực gai (ở đuôi mu có gai); mực cóc (hình dáng nhỏ hơn các loại mực khác, mình tròn giống con cóc).

Kiểu định danh dựa vào đặc điểm hình dáng, màu sắc là phổ biến nhất, như: Cá nóc hoa (do thân có đốm hoa); cá chỉ vàng (do hai bên lưng cá có hai sọc màu vàng nên gọi là cá chỉ vàng); cá nóc hòm (do thân hình như cái quan tài nên gọi là cá nóc hòm); cá nóc nhím (do trên mình có gai nhọn như lông con nhím); cá voi ( do đặc điểm cá to lớn nên gọi là cá voi); mực lá (mình mỏng như chiếc lá, không có mu); cá giải áo (mỏng mình, như cái giải áo);

cá bơn xanh (dựa vào đặc điểm cá bơn có mầu hơi xanh nên gọi là cá bơn xanh)...

Hoặc cách phân loại tôm: tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm vàng, tôm gai, tôm lửa, tôm hùm, tôm rồng, tôm vỗ, tôm he vằn... cách định danh cũng dựa vào đặc điểm hình thức: tôm sắt (do có vỏ cứng); tôm vàng (vỏ có màu vàng);

tôm lửa (vỏ có màu đỏ như lửa); tôm gai (trên mình có gai); tôm he vằn (có sọc vằn); tôm rồng (có râu dài như râu rồng)... còn lại chúng tôi chưa tìm ra lí do định danh của chúng.

Ngoài ra, còn có cách định danh dựa vào đặc điểm tính chất:

Muốigià (định danh dựa vào đặc điểm của muối được phơi nắng kĩ nên gọi là muối già); chượpchua (Từ chượp bốc lên mùi chua sốc, màu nước xám

ngoài ra còn đượm mùi tanh, khó chịu, nguyên nhân thường gặp là do cá bị nhạt muối không đủ sức kìm hãm sự phát triển quá mạnh của vi sinh vật);

chượp đen (Quá trình diễn biến trong tháng đầu khi làm mắm, đầu tiên là nước xám đen, cá nhợt nhạt, cao hơn nữa là cá bị đen. Do có tạp chất bùn đất, do sắc tố trong cá, do trộn muối không đều gây thối đen cục bộ sau đó lan ra cả thùng).

Như vậy, cách phân chia các loại cá của cư dân Hậu Lộc rất cụ thể, tỷ mỉ, nếu không dựa vào đặc điểm hình dáng để phân chia thì cũng dựa vào đặc điểm các thời kì sinh trưởng của cá để phân từng mảnh đoạn chi li. Chẳng hạn: con cá lụ (nụ): khi mới đẻ gọi là cá chét chèo, khi lớn lên gọi là cá chét, khi trưởng thành hẳn gọi là cá lụ. Con cá gúng (góc): lúc nhỏ gọi là cá úc, khi lớn vừa gọi là cá gục, khi lớn hẳn gọi là cá gúng (gốc)...

Qua một số ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy rằng: từ chỉ các loại công cụ, hoạt động, sản phẩm nghề biển của cư dân huyện Hậu Lộc chủ yếu là từ ghép phân loại. Xét theo cấu tạo từ, nhìn từ phía ngữ nghĩa - định danh, chúng tôi thấy yếu tố thứ nhất đóng vai trò chỉ loại lớn, thường là yếu tố quen thuộc, phần nhiều được dùng trong ngôn ngữ toàn dân, như lưới, cá, mực... Yếu tố thứ hai là yếu tố định danh phân loại nhằm khu biệt cá thể này với cá thể khác trong cùng một loại, đây là yếu tố mang tính chất nghề rõ nhất, vì ý nghĩa của chúng thể hiện cách lựa chọn đặc trưng thuộc tính sự vật để gọi tên của cư dân địa phương, chỉ dùng để gọi tên trong nghề ở địa phương. Cách gọi tên mang tính trực quan, chú ý nhiều tới đặc trưng hình thức, mục đích, chức năng, đó là nét đặc trưng cơ bản về định danh trong vốn từ chỉ nghề của cư dân địa phương nơi đây. Sự mộc mạc, chân quen, thói quen tri nhận, phân cắt đối tượng một cách tỷ mỉ... tất cả đều hiện lên qua tên gọi các công cụ, quy trình hoạt động và sản phẩm của nghề. Đồng thời cũng nhờ cách đặt tên như vậy mà vốn từ vựng chỉ nghề biển của cư dân

Hậu Lộc trở nên phong phú và đa dạng. Hơn thế, sự phong phú, da dạng của vốn từ chỉ nghề biển cũng phản ánh khả năng sáng tạo, vốn kinh nghiệm dồi dào của người dân làm nghề trên mọi phương diện và thể hiện được sắc thái văn hoá riêng của ngư dân Hậu Lộc.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 70 - 75)