Từ nghề biển có nguồn gốc từ từ vay mượn

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 57 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Từ nghề biển có nguồn gốc từ từ vay mượn

Khoa học kỹ thuật phát triển dẫn đến sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia với nhau, vì vậy, sự gia nhập một số đơn vị từ ngữ nước ngoài vào hệ thống từ bản địa rất dễ dàng. Sự xuất hiện của từ ngữ ngoại lai trong ngôn ngữ dân tộc, cũng góp phần tăng khả năng diễn đạt của tiếng Việt trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong thời hội nhập, chúng ta thấy Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới, học hỏi khoa học kỹ thuật của các nước nên hệ thống thuật ngữ khoa học được gia nhập nhiều. Riêng đối với từ nghề ngiệp, từ ngữ nước ngoài xâm nhập vào ngày càng có xu hướng nhiều hơn.

Ví dụ:Nghề mộc có từ giường mô - đéc, ghế sô - pha...

Trong vốn từ nghề biển mà chúng tôi đang điều tra, thì số lượng từ vay mượn từ từ nước ngoài là không nhiều, chỉ có một ít từ chỉ nghề đánh cá. Nghề làm muối và sản xuất nước mắm không có từ nào là từ vay mượn. Điều đó cũng dễ hiểu vì hai nghề này là nghề cổ truyền còn mang tính thủ công, truyền thống rất cao. Do vậy, chúng tôi chỉ nêu lên kết quả tiến hành khảo sát được từ ngữ ở nghề đánh cá. Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi thì trong vốn từ chỉ nghề đánh cá có 11/536 từ có yếu tố vay mượn, như: vô lăng, máy diezel, máy cole... Như vậy, từ vay mượn chỉ chiếm 2,05%, một tỷ lệ rất nhỏ so với từ bản địa, tuy nhiên đây chưa phải là con số đầy đủ trên thực tế đã phản ánh. Để có một kết quả chuẩn xác phải có công trình nghiên cứu thật sâu, thật quy mô đối với mảng đề tài này.

Sở dĩ ở nghề cá có các từ ngoại lai là vì trong quá trình phát triển của nghề có nhiều công cụ, trang thiết bị hoạt động mới để nâng cao năng suất đánh bắt cá. Trong khi ở nước ta các trang thiết bị hoạt động chưa nhiều và chưa hiện đại nên khi trong nghề có sử dụng những công cụ có nguồn gốc sản xuất ở nước ngoài thì đi kèm với nó từ nghề nghiệp cũng được mượn theo. Do những sản phẩm được nhập từ nước ngoài về mà chúng ta chưa có tên gọi cho những sản phẩm đó, vì vậy, ta dễ dàng vay mượn vốn từ nước ngoài chỉ những sản phẩm đó. Ví dụ: Vô lăng, máy điezel... Bởi những từ du nhập từ nước ngoài nếu đối chiếu trong tiếng Việt khó có từ tương ứng, nên việc vay mượn từ nước ngoài có xu hướng sẽ gia tăng. Do vậy, việc vay mượn từ để diễn đạt là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w