Từ riêng của nghề

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4.Từ riêng của nghề

Ở thời đại nào, ở xã hội nào cũng vậy, tồn tại rất nhiều nghề và nghề nào cũng có một lớp từ riêng cho mình, mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu và sử dụng, những người không làm trong nghề sẽ không hiểu được từ đó nhằm diễn đạt cái gì.

Cũng như xu thế chung của rất nhiều lớp từ chỉ nghề, từ chỉ nghề đánh cá, làm muối, làm nước mắm ở Hậu Lộc cũng có một bộ phận từ riêng như thế. Để xác định trong vốn từ chỉ nghề nghiệp, lớp từ nào chỉ có người trong nghề mới hiểu, gọi chúng là từ riêng của nghề, chúng tôi một mặt dựa vào cảm nhận của bản thân nhưng mặt khác dùng phương pháp kiểm tra đối tượng là người sống trong vùng nhưng không làm nghề biển, theo cách hỏi nghĩa

các từ đã lập theo danh sách. Sau khi đã khảo sát điều tra vốn từ, ta thấy rằng từ chỉ nghề riêng của nghề này chiếm số lượng khác nhau, cụ thể:

- Nghề đánh cá: Tổng số từ điều tra được là 491 từ, trong đó số lượng từ riêng của nghề có 263 từ (chiếm 53,56%), số còn lại là những từ đã được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân hoặc phương ngữ (có thể gọi là toàn dân hóa hay phương ngữ hóa).

- Nghề làm muối tổng số từ điều tra được là 60 từ, trong đó từ chỉ nghề riêng có 37 từ (chiếm 61,66%), số còn lại là những từ đã được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân hoặc phương ngữ.

- Nghề làm nước mắm: Tổng số từ điều tra được là 107 từ, trong đó từ riêng của nghề có 53 từ (chiếm 49,53%) số còn lại là những từ đã đựoc dùng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân hoặc phương ngữ.

Bảng 2.4. Số lượng và tỉ lệ từ riêng của nghề.

Tên nghề Tổng số từ Từ riêng của nghề Tỉ lệ %

Đánh cá 491 263 53,57 %

Làm muối 60 37 61,67 %

Làm nước mắm 107 53 49,53 %

Như vậy, đối chiếu từ của ba nghề biển chúng ta thấy từ dùng riêng trong nghề có số lượng, tỷ lệ cao, trung bình trên 50%. Điều này cũng cho thấy một đặc điểm của từ chỉ nghề là phạm vi sử dụng rất hạn chế. Qua số liệu khảo sát, thống kê được, chúng tôi nhận thấy rằng, đối với nghề đánh cá của cư dân biển huyện Hậu Lộc, từ riêng của nghề là khá lớn nhưng các từ này

chủ yếu tập trung ở mảng từ có phạm vi phản ánh là quy trình sản xuất, sản phẩm và công cụ của nghề.

Ví dụ: Giả đôi: giống cái te, dùng sức gió để kéo, quét, hai thuyền kéo một giả. Mảng cũng gọi là bè mảng được ghép lại từ 12-14 cây luồng to đang còn tươi, lau sạch cật, được uốn cong tựa dáng thuyền, và buộc chặt lại với nhau bằng lạt tre, nứa hoặc song mây ở hai đầu mảng. Trên đà ngang ở giữa bè và đầu bè người ta dựng các cột buồm ngắn hình tứ giác. Có những loại bè mảng nhỏ và to khác nhau nhưng ít khi dài qúa 6m và rộng quá 3m. Khi ra khơi mỗi bè thường có 3-4 người chèo lái cùng với lưới và các ngư cụ khác mang theo. Ban đầu bè luồng ở Hậu Lộc chưa có chèo lái và xiềm mà chỉ trang bị 4 chiếc dầm cho 4 người ngồi 2 bên bè để bơi đi bơi lại.

Sẻo là dụng cụ đánh bắt, được làm từ sợi cây gai. Mắt lưới sẻo rộng khoảng 1-2cm. Lưới đan theo hình tam giác cân. Đáy tam giác là miệng lưới, đỉnh là túi lưới dùng để làm chỗ đựng cá. Hai bên lưới được cột vào hai gọng te bằng hai cây tre dài. Người ta đẩy te sát mặt đất để bắt các loại tôm tép, moi nhỏ ở xa bờ khoảng 100m. Ở những nơi nước ngập đầu người thì phải dựng cà kheo cao từ 1m tới 2-3m. Với nghề sẻo, người dân vùng biển Hậu Lộc đó đúc kết thành câu ca dao:

Cá lăng, cá đối, cá kìm, Để cho văng, sẻo đi tìm cả đêm”.

Dầm làm bằng loại gỗ dai được bào nhẵn, có chiều dài 1,5m, chiều rộng chạm nước là 20cm, được đẽo vát về phía tay cầm. Ngày nay loại dầm này chỉ để dùng cho bơi thuyền đua trong các ngày lễ hội hoặc ngày tết.

Ta biết rằng nghề cá không phải là nghề của riêng ai, tức nó không phải là nghề độc quyền, vậy mà số lượng từ riêng của nghề chiếm số lượng khá cao.

Chúng tôi có thể nêu ra một số ví dụ sau: Lù, chượp, nõ, náo đảo, giang phơi, gài nén... (Nghề làm nước mắm); hồ trưng phát, trạt (chạt) lọc, bàn nạo, bàn rùa, cào bả, bẩy trạt... (nghề làm muối).

Các từ như đã nêu, phải là người trong nghề thì mới có thể hiểu và sử dụng chúng một cách dễ dàng, nếu không phải là người trong nghề thì không thể hiểu được. Ví dụ: Hon cát là dồn cát thành luống; Bẩy trạt (chạt) là bẩy cát trong trạt lọc; Cạo ô là gạt dồn muối trên mặt ô phơi sau khi đã kết tinh; hay từ văng cát là hoạt động làm cho cát mặn tơi ra trên sân phơi.

Các từ riêng của nghề về hình thức vẫn hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm, cách cấu tạo và quy tắc của tiếng Việt. Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa thì có sự khác nhau.

Ví dụ: Từ trạt, trong ngôn ngữ toàn dân thì nó là danh từ, chỉ một loại vôi bẩn lẫn với sạn, sỏi ở đáy hố tôi vôi. Với tư cách là tính từ, nó có nghĩa là dày khít, rất nhiều. Nhưng ở đây, trong từ chỉ nghề làm muối thì trạt lại là tên gọi của một cái hố được đào để đổ đất vào nhằm để lọc nước mặn (nước mặn này qua quá trình phơi nắng sẽ tạo thành muối).

Lí giải nguồn gốc của các từ riêng chỉ nghề chúng tôi nhận định như sau: có hai lý do để giải thích mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, thứ nhất, trong quá trình phát triển nghề nghiệp, xuất hiện một bộ phận những công cụ phương tiện, quá trình hoạt động sản xuất và các thành phẩm chưa có tên gọi. Vì vậy, người ta đã tự đặt tên, gọi tên chúng, có thể là theo hình dáng, theo cách thức hoạt động của nghề và theo nguyên liệu độ tăng giảm của các sản phẩm.

Ví dụ: Te reo (cách thức đánh bắt bằng việc giăng te và hò dô, hú, la gây động để dồn cá vào te). Bàn rùa (dụng cụ để làm vệ sinh mặt ô kết tinh phơi muối, nó giống cái mai con rùa). Muối già (muối phơi cháy khô vì quá nắng).

Lý do thứ hai: Qua một số từ riêng của nghề chúng ta thấy chúng ra đời là có lý do một phần có thể giải thích được theo nhận thức của cư dân địa phương, nhưng cũng có những từ ra đời mang tính võ đoán (không giải thích được), người ta gọi theo thói quen khi thường xuyên sử dụng.

Ví dụ: từ sẻo (từ chỉ một công cụ đánh bắt cá). Từ xêu (dụng cụ xúc đất, xúc muối của nghề làm muối, từ này có thể có quan hệ với từ xêu trong

xêu cơm). Văng tay (công cụ hớt cá).

Những cư dân làm nghề đã thực sự sáng tạo nên một số lượng những từ mới. Vì vậy, nếu không mượn vỏ ngữ âm có sẵn của từ trong vốn từ toàn dân để cấu tạo từ nghề nghiệp thì vốn từ riêng của nghề càng nhiều, càng phong phú, cho nên khả năng đóng góp vào vốn từ toàn dân của vốn từ chỉ nghề càng lớn. Tuy nhiên, vốn từ riêng của nghề càng lớn, lại càng chứng tỏ điều kiện kinh tế xã hội của khu vực đó chậm phát triển, và từ nghề nghiệp cũng chưa phát triển theo hướng mở (tức hội nhập), nghề nghiệp đó vẫn bó gọn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Nghề đánh cá và nghề làm nước mắm ở đây ngày càng giảm do điều kiện kinh tế thu nhập thấp, số lượng lao động đi xuất khẩu nước ngoài ngày một đông. Do vậy, ngành nghề truyền thống ở đây ngày càng mai một đi. Và để khôi phục các ngành nghề ấy cần phải có đầu tư đồng bộ cho nghề, nhưng dù sao đi nữa, vốn từ riêng của nghề càng nhiều, càng phong phú thì khả năng đóng góp vào vốn từ toàn dân ngày càng lớn. Nếu có điều kiện nghiên cứu thêm, chúng tôi tin rằng đây sẽ là hướng đi rất thú vị.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 59 - 63)