Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5. Tiểu kết chương 1

Tuy còn hết sức sơ lược nhưng chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản của hai lớp từ: lớp từ vựng toàn dân và lớp từ hạn chế về phạm vi sử dụng. Giữa các lớp từ này có những điểm tương đồng, đồng thời lại có nhiều điểm dị biệt.

Trước hết, tất cả các lớp từ nói trên đều thuộc vốn từ tiếng Việt. Chúng chịu sự chi phối của các quy luật về ngữ âm, quy tắc cấu tạo từ, quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Các lớp từ đó tạo cho vốn từ vựng tiếng Việt sự phong phú đa dạng, làm cho vốn từ tiếng Việt ngày một giàu thêm.

Tuy nhiên, giữa lớp từ toàn dân và lớp từ phương ngữ lại đồng thời có những nét, những đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau giữa chúng là bởi phạm vi sử dụng, chức năng sử dụng... của từng lớp từ. Từ vựng ngôn ngữ văn hoá là lớp từ toàn dân cho nên nó được sử dụng một cách rộng rãi cho mọi người, mọi thành viên trong cộng đồng người Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam. Các lớp từ hạn chế chỉ được sử dụng ở một địa phương, một nhóm người hay một cộng đồng người cùng làm một nghề nhất định.

Như vậy, từ toàn dân là lớp từ cơ bản để hình thành lớp từ chuẩn - lớp từ văn hoá của tiếng Việt. Nó là hạt nhân để tạo nên lớp từ văn học - nghệ thuật, đồng thời nó cũng là cơ sở để cấu tạo từ mới, sáng tạo từ mới cho tiếng Việt. Hầu hết các lớp từ trong lớp từ của ngôn ngữ toàn dân là những từ có đặc tính trung hoà về mặt phong cách khác nhau. Các lớp từ hạn chế về phạm vi sử dụng như: từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ khoa học, từ tiếng lóng không thể làm nòng cốt cho từ vựng văn học. Nó chỉ bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ của ngôn ngữ toàn dân. Về mặt chức năng, các lớp từ hạn chế về phạm vi sử dụng được sử dụng vào các chức năng, lĩnh vức khác nhau của đời sống xã hội.

Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là ba bộ phận, ba cấp độ cấu thành tiếng Việt, trong đó từ vựng đóng vai trò quan trọng. Tiếng Việt hiện đại có một vốn từ vô cùng phong phú, đa dạng, có khả năng biểu đạt, diễn tả đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, cũng như diễn đạt được những tư tưởng, tình cảm, tư duy của người Việt Nam. Bên cạnh vốn từ văn hoá được sử dụng một cách rộng rãi cho toàn dân, chúng ta lại có các lớp

từ hạn chế về phạm vi sử dụng nhưng lại hết sức phong phú, đa dạng, biểu hiện hết sức khác nhau ở từng vùng, từng địa phương, từng nhóm người. Điều đó nói lên tính biện chứng của tiếng Việt: trước hết là tính bất biến, là cái chung cho mọi người trong cộng đồng Việt Nam, sau nữa là mặt khả biến - độ xê dịch của từng yếu tố, từng cấu trúc. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú cho từng vùng, từng địa phương, từng nhóm người tuỳ theo trình độ văn hoá, phong tục, tập quán, thói quen sử dụng của họ. Đây chính là tính xã hội của ngôn ngữ tiếng Việt.

Tính chuẩn mực, phổ cập của vốn từ vựng văn hoá làm hạt nhân cho sự thống nhất ngày càng cao của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Tính đa dạng phong phú của các lớp từ khác luôn là nguồn để bổ sung cho kho từ vựng Việt Nam ngày càng phong phú. Từ nghề nghiệp là một trong các vốn từ bổ sung thường xuyên liên tục vào sự phát triển của vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc, góp phần làm cho từ tiếng Việt ngày càng giàu đẹp, ngày càng tinh tế, chính xác, xứng đáng là công cụ tư duy, là phương tiện giao tiếp của người Việt Nam hiện đại.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM LỚP TỪ NGHỀ BIỂN CỦA CƯ DÂN HUYỆN HẬU LỘC

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w