7. Cấu trúc của luận văn
3.4. Tiểu kết chương 3
Qua lớp từ nghề biển của cư dân Hậu Lộc, chúng ta thấy được phần nào cách chọn lựa các đặc trưng sự vật, cách phân cắt thực tế khách quan để phản ánh vào trong ngôn ngữ. Đó là cách nhìn cụ thể, tỷ mỉ về sự vật cùng với cách chọn lựa hình ảnh đặc trưng rất độc đáo nhưng lại gần gũi với con người nơi đây, thể hiện những sắc thái văn hoá riêng của người dân Hậu Lộc.
Đồng thời chúng ta thấy được sự phong phú của vốn từ vựng nghề biển trong tiếng Hậu Lộc, phản ánh sự phong phú của thực tế khách quan, qua đó thể hiện được bức tranh muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Sự phong phú, đa dạng của vốn từ, tính chất cụ thể hoá, hình tượng hoá của vốn từ nghề biển thể hiện nhận thức của con người Hậu Lộc về thế giới khách quan, phản ánh khả năng sáng tạo, vốn kinh nghiệm dồi dào của người dân làm nghề trên mọi phương diện.
KẾT LUẬN
Qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu từ nghề biển ở Hậu Lộc - Thanh Hóa có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. Trên bình diện ngôn ngữ học, việc tìm hiểu, nghiên cứu vốn từ nghề biển ở Hậu Lộc nói riêng và lớp từ nghề nghiệp nói chung có ý nghĩa đóng góp vào việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc nói chung. Nghiên cứu từ ngữ nghề biển ở Hậu Lộc tạo cơ sở cho việc xây dựng từ điển từ ngữ nghề nghiệp trong tiếng Việt. Do vậy, số lượng từ ngữ chỉ nghề biển Hậu Lộc mà đề tài thu được khá phong phú, gồm 658 đơn vị, không những cho thấy sự phong phú của hiện thực nghề biển được phản ánh mà qua kết quả này hi vọng đó là một sự đóng góp nhỏ vào việc tìm hiểu sự đa dạng của bức tranh ngôn nhữ dân tộc.
2. Ngoài cái mã chung của ngôn ngữ dân tộc, vốn từ chỉ nghề biển (đánh cá, làm nước mắm, làm muối) ở Hậu Lộc có những biến thể và sắc thái riêng biệt, do những tác động bên ngoài vào trong ngôn ngữ, và cả những biến đổi vận động phát triển bên trong cấu trúc ngôn ngữ của phương ngữ này. Nói cách khác, từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc mang những đặc điểm chung của từ nghề nghiệp nói chung, đó là những tên gọi về đối tượng đánh bắt, phương tiện, dụng cụ đánh bắt, sản xuất... của nghề trong xã hội, được những người trong nghề biết và sử dụng. Nhưng do điều kiện địa hình, khí hậu, những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, nên dẫn đến những cách thức, thói quen khác nhau trong quá trình sản xuất. Từ ngữ chỉ nghề của cư dân biển lại được sáng tạo trong không gian của địa phương một huyện nên mang đậm dấu ấncủa một vùng quê về cấu tạo, về đặc điểm định danh.
3. Xét về nguồn gốc, từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc hiện nay có những từ cũng được dùng trong ngôn ngữ toàn dân và trong phương ngữ (183 từ -
chiếm 27,81%). Chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ mà luận văn thu thập được là lớp từ ngữ chỉ dùng riêng trong nghề (475 từ - chiếm 69,34%). Như vậy, qua số liệu điều tra cho thấy, từ chỉ nghề không chỉ là những từ dùng riêng trong nghề, chỉ có người trong nghề mới hiểu, mà phải nói rằng, từ nghề nghiệp là những từ được dùng để chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của một nghề nào đó, trong đó chủ yếu yếu là những từ chỉ được dùng giữa những người trong nghề với nhau. Đồng thời qua thành phần cơ cấu vốn từ nghề nghiệp mà chúng tôi khảo sát và chỉ ra đã cho thấy mối quan hệ qua lại giữa vốn từ nghề nghiệp với vốn từ phương ngữ và vốn từ toàn dân trong một ngôn ngữ.
4. Về phương diện cấu tạo, từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc chỉ có từ đơn và từ ghép. Trong đó, từ ghép phân nghĩa chiếm số lượng lớn. Điều đó cũng cho thấy cách định danh của từ nghề nghiệp chủ yếu là loại biệt hoá, cá thể hoá, nêu lên đặc trưng của đối tượng được gọi tên. Lớp từ đơn chủ yếu là những từ quen thuộc, trong đó nhiều đơn vị đang được dùng trong phương ngữ hoặc ngôn ngữ toàn dân.
5. Vế phương diện phản ánh, vốn từ chỉ nghề tuy có phạm vi sử dụng hẹp nhưng từ ngữ nghề biển ở huyện Hậu Lộc cũng đã phản ánh phạm vi hiện thực đời sống nghề nghiệp của ngư dân địa phương khá toàn diện. Nó bao gồm các phương diện mà từ ngữ phản ánh: Từ chỉ công cụ; từ chỉ đối tượng, sản phẩm của nghề; từ chỉ hoạt động... Có thể nói, các mảng hiện thực mà từ chỉ nghề phản ánh đều gắn bó trực tiếp với nghề, không có từ chỉ tâm trạng, tình cảm, tính cách của người. Như vậy, từ chỉ nghề có vai trò quan trọng và là phương tiện không thể thiếu của cư dân làm nghề.
6. Trên bình diện ngôn ngữ - văn hoá, việc nghiên cứu vốn từ chỉ nghề, cụ thể là qua khảo sát từ ngữ nghề biển ở Hậu Lộc, chúng ta phần nào thấy được cách nhìn, cách phân cắt hiện thực khách quan khá cụ thể nhưng không
kém phần sinh động của con người nơi đây. Nét nổi bật trong cách định danh của người Hậu Lộc là họ thường chú ý vào hình thức bên ngoài, mục đích, chức năng, tính chất của sự vật. Đặc điểm định danh, cách phân cắt hiện thực này cũng đã phần nào vẽ nên chân dung những con người làm nghề biển Hậu Lộc cần cù, vất vả, mộc mạc, chất phác, cụ thể đến mức chi li. Đó cũng là những nét sắc thái địa phương của từ chỉ nghề được phản ánh qua từ nghề biển ở Hậu Lộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Vĩnh An (1998), Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉng Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
2. Nguyễn Nhã Bản (1999), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An.
3. Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh (1996), Văn hoá người Nghệ qua vốn từ chỉ nghề cá, Tạp chí Đông Nam Á.
4. Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, “Vốn từ địa phương trong thơ ca Nghệ Tĩnh”, Việt Nam - Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Đại học ngoại ngữ Hà Nội, H., 1993, tr 97 - 98.
5. Hoàng Trọng Canh (1999), Vài ghi nhận về những dấu ấn văn hoá của người xứ Nghệ qua lớp từ xưng hô trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Ngữ học trẻ, Nxb Nghệ An.
6. Hoàng Trọng Canh (20001), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Hoàng Trọng Canh (2004), Phương thức định danh một số nhóm từ chỉ nghề cá và nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Hội thảo, Ngữ học trẻ.
8. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hoá, Nxb KHXH, Hà Nội.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo), Nxb GD, Hà Nội.
10.Đỗ Hữu Châu (1999) (tái bản) lần 2), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
11.Hoàng Thị Châu (1989), Thổ ngữ và làng xã Việt Nam trong nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb KHXH, Hà Nội.
12.Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb KHXH, Hà Nội.
13. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
14.Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
15.Phạm Đức Dương (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, Nxb KHXH, H.
16.Phạm Văn Hảo (1979), Bàn thêm một số điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong: Từ điển tiếng Việt phổ thông,tập 1, Ngôn ngữ, số 2, tr 53 - 61.
17.Phạm Văn Hảo (1999), Thử xem xét các phương ngữ Việt theo lý thuyết: “Làn sóng ngôn ngữ”, Ngữ học trẻ, tr.34 - 36.
18.Phạm Văn Hảo, (1985), Về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hóa, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Ngôn ngữ, số 4, tr.54 - 56.
19.Đặng Thanh Hoà (2005), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.
20.Trần Thị Ngọc Hoa (2005), Vốn từ chỉ nghề mộc ở làng Yên Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
21. Nguyễn Quang Hồng (1981), Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội.
22.Lê Thị Hữu (2005), Đặc trưng ngữ âm tiếng Hoằng Hoá, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh.
23.Huyện Ủy, UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (1990), Địa chí Hậu Lộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24.Phan Thị Tố Huyền (2007), Đặc điểm tên gọi các nông cụ qua các thổ ngữ Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
25.Trần Thị Ngọc Lang (1985), Phương ngữ Nam Bộ - Những sự khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội. 26. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB GD (tái bản lần
thứ 1).
27.Phan Ngọc (2004), Thử xét văn hoá bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên, Hà Nội.
28.Nguyễn Viết Nhị (2002), Vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
29.Nhóm Lam Sơn (1963), Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa 1945 - 1975, Nxb Văn hoá, Thanh Hóa.
30.Nhóm Lam Sơn (1965), Dân ca Thanh Hóa, Nxb Văn học, Hà Nội.
31.Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1986),
Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm, tập 2, Nxb KHXH. 32.Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
33.Đào Phụng (1992), Địa chí Diêm Phố, Sở văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa. 34.Nguyễn Thị Phương (2004), Đặc điểm cấu tạo từ trong các vùng phương
ngữ, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh.
35.Võ Chí Quế (2000), Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một số thổ ngữ Thanh Hóa, Ngữ học trẻ, Nxb Nghệ An.
36.Nguyễn Thị Như Quỳnh (2004), Đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa
37.F. de Sausure (1973), Ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội. 38.Trương Văn Sinh (1976), Điểm qua tình hình nghiên cứu phương ngôn
tiếng Việt trong thời gian qua, Ngôn ngữ, số 3.
39.Trương Văn Sinh, Nguyễn Thành Thân (1985), Về vị trí của tiếng địa phương Thanh Hóa, Ngôn ngữ, số 4, tr.64 - 65.
40.Trần Thị Phương Thảo (2005), Vốn từ chỉ nghề nước mắm Vạn Phần Diễn Châu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
41.Trần Ngọc Thêm (1999) (tái bản lần 2), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội
42.Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
43.Lê Huy Trâm, Hoàng Khôi, Lưu Đức Hạnh (1983), Tục ngữ, dân ca, ca dao, vè Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa.
44.Nguyễn Thị Quỳnh Trang 92004), Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
45.Vương Duy Trinh (1973), Thanh Hóa quan phong, Nxb Thanh Hóa.
46. Nguyễn Quý Trọng (1981), “Dùng từ địa phương trong mối quan hệ với chuẩn từ vựng toàn dân”, Giữ gìn sự trong sáng về mặt từ ngữ, Nxb KHXH.
47.Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN, HN.
48.Viện Văn hoá dân gian (1989), Văn hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH.
49.Viện Văn hoá dân gian (1990), Văn hoá dân gian - những phương pháp nghiên cứu, Nxb KHXH.
50.Phạm Hùng Việt (1989), Về từ ngữ nghề gốm, Viện Ngôn ngữ học, HN. 51.Trần Quốc Vượng (1977), “Văn hoá biển và sông nước ở (phía bắc) miền
Trung Việt Nam một cái nhìn sinh thái nhân văn”, Văn hoá truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb KHXH.
52. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb GD.
53.Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, (tái bản lần thứ 3), Nxb GD, Hà Nội.