Vài nét về nghề biển ở Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Vài nét về nghề biển ở Hậu Lộc

Hậu Lộc là một trong sáu huyện thị của đồng bằng ven biển phía đông bắc của xứ Thanh. Diện tích xếp thứ 19 trong tổng số 27 huyện thị Thanh Hóa, nhưng có cảnh quan đa dạng, đó là nơi hội tụ đầy đủ những dạng địa hình tương phản dồn nén trên một diện tích không lớn: có đồi núi, đồng bằng,

sông biển và hải đảo. Ở vào vị trí cửa ngõ trên con đường thông thương Bắc Nam (đường bộ và đường thuỷ), Hậu Lộc là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng đối với cả nước

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển. Lấy nông nghiệp và ngư nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội. Đất ít, người đông với 142,6 km vuông đất tự nhiên trong đó có 12 ha đất trồng lúa nước, cây công nghiệp ở vùng đồi. Nhưng lại có tới 16 vạn dân. Do địa hình tự nhiên, do nhu cầu sinh tồn của cộng đồng dân cư ở đây mà Hậu Lộc hình thành 3 vùng kinh tế là: vùng đồi, vùng đồng mầu và vùng biển.

Hậu Lộc thuộc vùng biển xứ Thanh. Nằm ở vị trí bãi ngang Hậu Lộc có phần biển thuộc vùng biển Lạch Trường bao gồm 5 cửa sông (sông Lạch Trường, Lạch Sung - Thanh Hóa, sông Lạch Càn, sông Đáy, sông Linh Cơ - Hà Nam Ninh) châu tuần bồi thải hằng năm một lượng phù sa tương đối lớn ra biển mang theo nguồn thức ăn dồi dào cho tôm cá. Chính vì vậy mà ngư trường ở đây tương đối nhiều tôm cá các loại như: cá thu, cá nụ, cá chim, cá nhám, cá dưa, cá khoai, tôm bột, tôm sắt, tôm he, tôm hùm... Con moi cũng là đặc sản quý của Hậu Lộc thường dùng để làm mắm. Ngoài ra, mực, cua, ghẹ, ốc, sò, ngao, phi, hầu... cũng là đặc sản có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Hằng năm, Hậu Lộc có thể khai thác một trữ lượng lớn hải sản, chiếm vị trí số một của nghề đánh bắt hải sản ở Thanh Hóa, là đơn vị đứng đầu tỉnh về chế biến tôm xuất khẩu.

Không những vậy, Hậu Lộc do nằm ở phía đông kênh Đe phải hứng chịu nhiều trận bão lớn nhất cũng như thiệt hại nặng nhất trong tỉnh.

Về phương diện kinh tế, giá trị sản phẩm kinh tế biển chỉ chiếm 30 - 40% giá trị sản phẩm xã hội toàn huyện, nhưng dân số có tới gần 50% tổng nhân khẩu toàn huyện (có 65.288 nhân khẩu). Xưa kia vùng biển có 14 làng là: Yên Giáo, Yên Nhân, Yên Thành, làng Vích, Phú Nhi, Phú Lương, Yên

Phương, Kiến Long, Mĩ Khúc, Hanh Cù, Hanh Cát, Hoa Điều, Diêm Phố, cư trú dọc theo chiều dài 12km bờ biển. Đến nay đã phát triển thành 56 làng, phân bố thành 6 xã: Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc và Hoà Lộc.

Mặc dù biển Hậu Lộc là một ngư trường rộng lớn, hằng năm có thể khai thác hàng ngàn tấn hải sản. Song để lấy được con cá từ biển lên không phải dễ dàng. Biển ở đây thuộc diện sình lầy có nhiều cồn bãi ngầm lởm chởm và vụng xoáy nguy hiểm đối với người dân đi biển như: Gầm Bò, Gầm Ngay, Gầm Sụp, hoặc các cồn: Nắng Vụng, Nắng Đuôi Cồn... Đối với dân đi biển thì tên các ngầm và tên cồn trên biển cần phải thuộc lòng như đường chỉ trên lòng bàn tay của mình. Đó là cách có thể hạn chế được những rủi ro tốt nhất trên mênh mông sóng gió của biển cả.

Cồn bãi ngầm tuy có cản trở lớn đối với nghề đi biển, đặc biệt là đi lưới. Tuy nhiên nó lại có tác dụng đối với một số nghề khác như câu cá mực, cá dưa, cá nhámnạongao.

Trước sức ép của biển, để sinh tồn người dân Hậu Lộc đã phải vươn ra chinh phục biển cả, lấy biển cả nuôi sống con người. Do vậy nghề biển dần dần trở thành nghề chính của ngư dân ở đây.

Ở vào khu vực năm cửa sông châu tuần bồi thải hằng năm một lượng phù sa lớn và phù du sinh vật, tạo nên một ngư trường lớn cho các loài tôm cá sinh sống. Mặt khác vùng biển Hậu Lộc thuộc diện biển nông, nên yếu tố nhiệt độ trong nước ít diễn biến phức tạp giữa tầng đáy và tầng nước mặt, giữa vùng khơi và trong lộng. Theo mùa vụ, độ mặn trong nước biển cũng có sự thay đổi đã tác động không nhỏ tới sự thích nghi của các đàn cá xuất hiện. Bên cạnh đó việc thuận lợi về thời tiết nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 230C, thuỷ triều và hải lưu không ảnh hưởng mấy đến mùa vụ, đã tạo cho nghề khơi ở Hậu Lộc phát triển mạnh. Không những vậy cách bờ biển Diêm Phố về phía Đông 5km là Hòn Nẹ (dài 900m, rộng 4km) là nơi cư trú an toàn

cho ngư dân và phương tiện đánh bắt, tạo điều kiện cho công việc đánh bắt hải sản các mùa. Vài năm trở lại đây, nhờ có trang thiết bị tàu thuyền hiện đại, ngư dân đã vượt ra khỏi phạm vi “khơi và lộng” tiến ra ngoài lãnh hải của nước ta tiếp cận với đại dương để đánh bắt hải sản. Hằng năm Hậu Lộc đã khai thác với số lượng tôm cá lớn, chiếm vị trí số một của nghề đánh cá biển ở Thanh Hóa.

Gọi là vùng biển nhưng chỉ riêng làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc) là thuần nghề đánh bắt hải sản, còn 5 xã khác cũng làm nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản và làm muối, nhưng cũng có một bộ phận cư dân làm ruộng, trồng lúa, trồng mầu. Việc làm ruộng ở đây nhằm tạo ra nguồn dự trữ quan trọng cho ngư nghiệp, là chỗ dựa vững chắc khi thời tiết biến động, gió bão bất kì. Câu ca xưa “Biển nghề, quê ruộng” là vậy.

Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, nghề đánh cá không chỉ dành riêng cho những người làm nghề cá (ngư nghiệp) mà cả người làm nghề khác cũng tham gia vào việc đánh cá (như nông nghiệp, lâm nghiệp...). Cũng theo xu hướng của thời đại, xã hội ngày càng phát triển thì mọi hoạt động của xã hội cũng thay đổi. Trong hoạt động đánh bắt cá cũng vậy, phương tiện công cụ thay đổi theo thời gian, từ đánh bắt bằng tay đến các công cụ thô sơ, thì nay có thể đánh bắt bằng các công cụ rất hiện đại, từ đánh bắt được những con cá nhỏ gần bờ đến những loại cá to đánh bắt xa bờ. Và từ từ đánh bắt ngắn ngày nay có thể dài ngày. Sản phẩm thu được là hàng trăm loài hải sản với nhiều tên gọi và nhiều cách chế biến thành các món ăn khác nhau.

Trong các cách chế biến từ sản phẩm được bắt lên từ biển thì ta phải nhắc tới quy trình làm nước mắm, một sản phẩm được làm từ tôm tép, cá biển... Đã từ lâu, các gia đình Việt Nam đã quen dùng hương vị nước mắm để chế biến thức ăn, hay làm nước mắm để chế biến thức ăn trong gia đình. Vì vậy, chén nước mắm ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong bữa cơm thân mật, ấm cúng của gia đình.

Cũng giống như nghề đánh cá, người làm nghề nước mắm cũng dần sáng tạo ra cho mình những công cụ muối mắm hiện đại hơn và quy trình làm ra nước mắm cũng nhanh hơn. Nghề chế biến và sản xuất nước mắm gắn liền với nghề đánh bắt cá biển, nghề đánh bắt cá biển cung cấp nguyên liệu cho nghề sản xuất, chế biến nước mắm, còn nghề làm nước mắm lại cung cấp bữa ăn hàng ngày thêm một gia vị thơm ngon.

Cũng giống như hai nghề trên, nghề làm muối đã có từ bao đời nay và muối là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mỗi con người. Chúng ta chế biến thức ăn rất cần đến muối. Muối có vai trò quan trọng giống như con người không thể thiếu nước vậy.

Nghề làm muối đã có từ rất lâu, không ai còn nhớ đến nguồn gốc, trước đây người ta gọi là nấu muối, đó là một nghề rất thô sơ, đơn giản chỉ gồm hai bước lóng nước mặn và nấu muối, thế nhưng do cuộc sống ngày càng hiện đại nên người ta đã từng bước cải tiến dần các công cụ và quy trình làm muối sao cho có năng xuất nhiều hơn. Và từ công cụ thô sơ đó, người ta đã tiến lên bước hiện đại hơn, đó là từ hoạt động nấu muối đến sử dụng ánh nắng mặt trời để làm ra muối. Đó chính là bước chuyển đáng kể của người dân làm muối.

Ba ngành nghề có tên gọi chung là vốn từ chỉ nghề biển, chúng ta thấy giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau và vốn từ của ba nghề trở thành vốn từ chung - nghề biển. Tuy vậy, mỗi nghề có lớp từ riêng, chính sự đa dạng ấy nên đi tìm kiếm một cách đầy đủ các từ có liên quan là rất khó nếu không nói là không thể. Đó là chưa nói tới việc có nhiều tên gọi khác nhau ở cùng một đối tượng.

Ví dụ: Cùng là một con tôm tít có xã gọi là con hợi; nhưng có nơi lại gọi là con chải... Có thể do cách định danh khác nhau nên một sự vật lại có các tên gọi khác nhau, đây cũng là điều lí thú khi đi tìm hiểu vấn đề này.

Như vậy, do đặc điểm xưa kia vừa có đất canh tác vừa có biển nên ngư dân Hậu Lộc làm cả nghề nông lẫn nghề đánh bắt hải sản. Nhưng tác động của thiên nhiên, gió bão, sóng biển, đất cát ven bờ bị sạt lở, làm cho địa bàn Hậu Lộc bị thu hẹp không còn điều kiện canh tác, họ đã lấy khai thác biển, đánh bắt hải sản làm nghề chính.

Với sự ưu đãi của tự nhiên, các cửa biển ở Hậu Lộc đã tạo nên môi trường sinh sống của nhiều loại tôm cá, khiến cho những hoạt động mưu sinh đánh bắt hải sản của ngư dân càng trở nên thuận lợi. Do đó, Hậu Lộc trở thành địa phương làm nghề đánh bắt hải sản tập trung và lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w