7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Vốn từ nghề biển của cư dân huyện Hậu Lộc xét về phương diện
phản ánh
Khảo sát lớp từ chỉ nghề biển ở Hậu Lộc chúng tôi đã thống kê được một lượng từ ngữ xác định, tổng số từ chỉ nghề cá khảo sát được là 658 từ. Căn cứ theo nội dung phản ánh hiện thực mà từ chỉ nghề cá phản ánh, chúng tôi đã phân chia vốn từ thu được thành các lớp từ cụ thể. Từ chỉ nghề cá trong phương ngữ Hậu Lộc tập trung phản ánh một số phạm vi hiện thực chủ yếu như: đối tượng đánh bắt; phương tiện, công cụ đánh bắt; hoạt động, sản phẩm đánh bắt; hình thức đánh bắt v.v... Trong đó, lớp từ chỉ đối tượng đánh bắt chiếm nhiều nhất, tới 74,62% tổng số từ chỉ nghề biển trong tiếng Hậu Lộc. Số còn lại thuộc các mảng hiện thực khác.
Dưới đây là kết quả khảo sát bước đầu về vốn từ vựng nghề biển của cư dân vùng biển huyện Hậu Lộc:
- Về đánh bắt cá:
Tổng số từ ngữ mà chúng tôi điều tra, thống kê được là 491 đơn vị, trong đó:
+ Từ chỉ dụng cụ, phương tiện là 153 từ (chiếm 25,8%).
+ Từ chỉ quy trình, hoạt động đánh bắt là 31 từ (chiếm 5,24%).
+ Từ chỉ sản phẩm đánh bắt được là 407 từ (chiếm 68,86%)
- Nghề làm muối:
Tổng số từ ngữ điều tra được là 60 đơn vị, trong đó: + Từ chỉ dụng cụ là 43 từ (chiếm 71,66%).
+ Từ chỉ quy trình hoạt động, sản xuất là 16 từ (chiếm 26,7%).
- Nghề làm nước mắm:
Tổng số từ ngữ điều tra được là 107 từ, trong đó: + Từ chỉ công cụ là 48 từ (chiếm 44,85%)
+ Từ chỉ quy trình sản xuất là 43 từ (chiếm 40,18%).
+ Từ chỉ sản phẩm là 16 từ (chiếm 14,95%).
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ các loại từ chỉ công cụ, phương tiện, từ chỉ
quy trình hoạt động sản xuất, từ chỉ sản phẩm tính theo từng nghề và giữa các nghề biển của cư dân Hậu Lộc
Tên nghề Tổng số từ Từ chỉ công cụ, phương tiện (Tỉ lệ %) Từ chỉ quy trình hoạt động, sản xuất (Tỉ lệ %) Từ chỉ sản phẩm (Tỉ lệ %) Đánh cá 491 153 (25,8%) 31 (5,24%) 407 (68,68%) Làm muối 60 27 (45%) 16 (26,7%) 17 (28,3%) Làm nước mắm 107 48 (44,85%) 43 (40,18%) 16 (14,95%) Qua kết quả khảo sát, thống kê có thể thấy vốn từ vựng về nghề làm muối và nghề làm nước mắm là không nhiều: Từ của nghề làm nước mắm là 107 từ (chiếm 16,26%); Từ của nghề làm muối là 60 từ (chiếm 9,11%); Từ của nghề cá là 591 từ (chiếm 74,62%) trên tổng số từ của ba nghề. Như vậy, qua đó ta thấy, vốn từ vựng của nghề cá nhiều hơn so với nghề làm muối và nước mắm. Chính vốn từ vựng này là công cụ giao tiếp thường xuyên của cư dân
làm nghề biển đã góp phần làm cho tiếng Hậu Lộc có những nét riêng trong phương ngữ Thanh Hóa.
Như vậy, có thể rút ra, từ nghề biển có nội dung phản ánh rất hẹp. Nói cách khác, các nội dung, các mảng hiện thực mà từ chỉ nghề phản ánh là những sự vật, quá trình, hoạt động liên quan và gắn bó trực tiếp với nghề nghiệp. Hầu như không có từ chỉ tính chất, thái độ, tình cảm nên tính chất định danh của lớp từ nghề nghiệp có nét riêng so với các lớp từ vựng khác, từ nghề nghiệp không mang sắc thái biểu cảm.
Mặc dù nội dung phản ánh rất hẹp, song số lượng từ nghề biển đã thu thập được cũng cho chúng ta thấy tính chất đa dạng, phong phú của từ chỉ nghề, thấy được khả năng khái quát hiện thực khách quan của một bộ phận cư dân trong tiếng Hậu Lộc. Chẳng hạn: cùng phản ánh một loại hải sản là con
tôm tít, cư dân Hậu Lộc đã có thêm ba tên gọi khác nhau: con hợi, con chải, con bè bè.
Ví dụ: Cũng nói tới một loại cá là “cá nhám búa” nhưng có nhiều tên gọi khác nhau như: cá chàng xay, cá nhám cào...
Phạm vi phản ánh của từ nghề nghiệp rất hẹp, nhưng số lượng từ lại không nhỏ, điều đó chứng tỏ rằng nghề biển có một lịch sử lâu đời và có một vai trò quan trọng trong đời sống cư dân Hậu Lộc. Ngoài những từ ngữ chỉ đối tượng đánh bắt tương đối cố định thì những từ chỉ kinh nghiệm, thao tác đánh bắt, sản phẩm đánh bắt, phượng tiện, công cụ đánh bắt luôn luôn được bổ sung. Và cứ thế, số lượng từ mới đã không ngừng tăng lên, nhiều thêm theo thời gian.
Nhìn chung, tổng số từ điều tra của ba nghề thuộc nghề biển thu được là khác nhau và cũng chưa phải là thu thập được hết so với thực tế nhất là đối với tên gọi các loài cá ở trong lòng biển. Từ ngữ tên gọi các loại cá mà chúng tôi điều tra được mới chỉ là tên gọi các loài cá phổ biến.
Tìm hiểu, nghiên cứu vốn từ vựng của cư dân vùng biển huyện Hậu Lộc giúp chúng ta tìm hiểu thêm vốn từ của phương ngữ, đồng thời hiểu thêm vốn ngôn ngữ toàn dân và hiểu thêm đặc trưng tâm lý, bản sắc văn hóa của người Việt
Tóm lại, có thể khẳng định: từ nghề biển có nội dung phản ánh rất hẹp và có số lượng không nhiều. Tuy vậy, nhưng lại có một lợi thế rất hiển nhiên mà người làm bất cứ nghề nào cũng thấy được, đó là, số lượng từ ngữ toàn dân đối với người làm nghề sử dụng hàng ngày để chỉ ngư cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề cũng nhiều vì nó có sẵn và quen dùng một cách tự nhiên với cộng đồng. Người làm nghề nào cũng khai thác lợi thế này một cách tự nhiên, ngoài ra người làm nghề còn dùng những từ mà cha ông ta đã lưu truyền lại trong nghề riêng của mình và dựa trên đó để tạo ra một lớp từ mới, trong trường hợp sự vật, hoạt động đó chưa có từ sẵn trong vốn từ toàn dân và chưa có sự tương ứng về ngữ âm và ngữ nghĩa. Mặc dù nội dung phản ánh là rất hẹp và số lượng từ không nhiều, nhưng ta vẫn thấy được tính đa dạng, phong phú của từ chỉ nghề. Hay nói cách khác, các nội dung, các mảng hiện thực mà từ chỉ nghề phản ánh là những sự vật, quá trình, hoạt động liên quan và gắn bó trực tiếp với nghề nghiệp mà từ phản ánh. Như đã nói, hầu như không có từ chỉ thái độ, tình cảm nên tính chất định danh của từ chỉ nghề mang đặc điểm riêng rất rõ.