Những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua tên gọi và cách gọ

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 75 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.Những sắc thái văn hóa địa phương thể hiện qua tên gọi và cách gọ

tên của từ nghề biển ở Hậu Lộc

Nghề đi biển gắn với đời sống và sự may rủi của ngư dân ở đây từ xưa đến nay. Do vậy cha ông đi trước đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu truyền lại cho đời con, đời cháu. Đến đời con cháu tổng kết được nhiều kinh nghiệm, thạo nghề biển, tinh thông luồng lạch, cồn bãi, ngư trường, sóng gió. Chính vì thế chỉ cần ngửi qua mùi khét của gió có thể biết được gió tây hay gió nam, mùi tanh của cá để biết được gió đông. Hoặc qua chớp trời, sấm, sao, dớp nước để có thể khẳng định được trời lành hay dữ để tránh cữ biển. Từ đó họ có thể cảm nhận và điều chỉnh hướng cho thuyền đi tiếp hay quay về bến.

Con người nơi đây có một sức sống mãnh liệt. Họ đã và đang vượt qua mọi khó khăn thử thách để trụ vững được nơi đầu sóng cửa gió. Cùng thời gian họ đã xây dựng cho mình một di sản văn hoá vô cùng phong phú và đặc trưng của cư dân Hậu Lộc.

Có thể nói, bao nhiêu dụng cụ, phương tiện đánh bắt là bấy nhiêu sáng tạo; bao nhiêu nghề đánh bắt là bấy nhiêu kinh nghiệm và cả tên gọi sản phẩm. Đằng sau mỗi từ ngữ là cả một kho tri thức của nghề. Kinh nghiệm mùa vụ khai thác được ngư dân đúc kết cụ thể:

Nghề khơi Hậu Lộc có 2 mùa vụ:

- Vụ cá Bắc: Có từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Tháng 2, khi mà các vùng quê khác đang còn tưng bừng trong không khí đầu xuân với các lễ hội và đình đám thì dân Hậu Lộc đang khẩn trương

chuẩn bị cho thời vụ đánh bắt mới. Phương tiện và ngư cụ đánh bắt đều được sửa chữa và tu chỉnh. Tất cả đều được sẵn sàng chỉ còn chờ ngày tốt để ra khơi. Ngày tốt của đầu năm mới, đồng thời thể hiện việc mở đầu cho một năm làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn vụ mùa bội thu. Bởi vậy, ở Hậu Lộc đây là một ngày vui hiếm có trong năm.

Khi vào lộng lúc ra khơi Tháng 2 mùa vụ vậy thời ra quân...

Cá biển ở Hậu Lộc mật độ khá dày đặc, trong đó giống cá thu, mòi, nụ, lầm, giang... xuất hiện nhiều. Chúng có đặc điểm thịt cá béo và thơm là đặc sản của biển Hậu Lộc.

Tháng 3 khi gió nồm nam xuất hiện, là thời cơ để đánh cá gúng. Năm nào cá gúng về cũng nhiều, kéo thành từng tía trải rộng 50-60m2 trên mặt nước. Vì thế đánh cá gúng không thể đánh độc lập cá nhân được, mà thường phải phối hợp cùng lúc nhiều đơn vị lưới vây bọc.

Trước đây ở Hậu Lộc có tục hễ đánh được cá gúng hay đốt pháo mừng.

Cá gúng trung bình mỗi con nặng khoảng 6-7 cân, năm nào cá gúng xuất hiện thì năm đó được mùa, có những mẻ đánh được vài chục tấn thuyền chở không hết phải gọi thêm thuyền trong bờ ra hỗ trợ. Ai đó từng đến nơi đây vào mùa cá, chắc hẳn sẽ không thể quên được cảnh sinh hoạt của người dân về đêm thật nhộn nhịp khác hẳn các vùng quê nông thôn khác.

Trong các loại cá thì cá dưa là loại cá được khai thác bằng câu, trung bình nặng khoảng 3-4 kg thậm chí có con nặng tới 7-8 kg. Đây là loại cá ngon có tiếng ở Hậu Lộc. Cá dưa dùng để giã giò. Giò cá dưa là món ăn cổ truyền của Hậu Lộc trong các dịp lễ tết đình đám, cưới xin...

Cá tạp: Thời vụ khai thác vào tháng 2, khi thời tiết sương mù xuất hiện, biển lặng và hơi gió nồm là thời điểm thuận lợi để đánh các loại cá tạp như lẹp, trích, lầm... chế biến chủ yếu là làm cá khô và mắm.

Trong thời gian này cũng là mùa cá mựccá khoai. Những năm gần đây cá mực trở thành đặc sản ưu tiên cho xuất khẩu.

Bên cạnh mùa cá, Hậu Lộc còn có mùa tôm. Tôm ở đây có nhiều loại như: he, hùm, sắt, bột... vừa có giá trị trong đời sống hằng ngày vừa có giá trị xuất khẩu. Thời vụ đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 10 (âm lịch). Để khai thác được nhiều ngư dân ở đây đã sáng tạo ra một loại lưới gọi là giã. Nhờ có loại lưới này mà họ thu hoạch được rất nhiều tôm. Có ngày có đơn vị như Thắng Tây thu hoạch được 4-5 tấn tôm. Cho nên nghề khai thác tôm trở thành một trong những nghề kinh tế mũi nhọn của Hậu Lộc.

- Vụ cá Nam.

Vụ cá Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 (âm lịch). Vụ cá này biển Hậu Lộc có trữ lượng rất lớn chủ yếu là các giống cá: Mòi, thè, đù, mác, chim, ngừ, nục... Trong các loại cá, cá mòi có vị trí độc tôn, cá chim cũng được mệnh danh là cá ngon. Do cá nhiều cho nên trong thời gian này ngư dân không cần phải đi đánh bắt xa bờ, mà chỉ cần đánh ngay trong lộng cũng đủ nặng thuyền.

Không những vậy, moi cũng là nguồn thu hoạch lớn. Moi được xem là đặc sản của Hậu Lộc, thường dùng làm các loại mắm. Sản lượng moi đánh được của Hậu Lộc chiếm 1/2 tổng sản lượng thu hoạch trong nghề biển.

Vụ cá Nam ở Hậu Lộc còn là mùa ốc biển, ngao, cua, ghẹ, sò huyết, phi, hầu... Đây cũng là những đặc sản quý của vùng biển này. Trong đó huyết được đánh giá rất cao, vừa ngon lại vừa bổ.

Có thể nói, biển ở đây thực sự tiềm tàng và nhiều khả năng để phát triển một nền kinh tế phồn thịnh.

Qua vốn từ ngữ chỉ nghề biển ta thấy cá và những vật có liên quan không thể thiếu trong đời sống lao động đã trở thành hình ảnh liên tưởng, biểu tượng cho nhiều đặc điểm, tính chất và đời sống của con người, im đậm trong đời sống văn hoá tinh thần của con người xứ Nẹ.

Ví dụ: Muốn ăn con cá dưa dài Đem con mà gả cho trai xóm Bè.

Câu ca dao giới thiệu đặc sản của biển quê hương, đồng thời thể hiện phẩm chất siêng năng, chịu khó của ngư dân lao động.

Từ ngữ chỉ cộng cụ, phương tiện, từ chỉ cách thức, quy trình hoạt động khai thác nghề biển Hậu Lộc nói lên tính chất thủ công, mộc mạc, thô sơ trong cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây, sự bình dị, chân quê, truyền thống trong nếp cảm, nếp nghĩ, lối sinh hoạt của con người vùng biển.

Trong dân gian thường có khái niệm “khơi” và "lộng". Lộng là vùng biển gần bờ trong khoảng từ 1km - 5km. Khơi là vùng biển xa bờ khoảng từ 5km- 15km. Lộngkhơi trong quan niệm dân gian tương ứng với khái niệm “biển cận duyên” phân biệt với “biển đại dương” (theo GS.TS Ngọ Đức Thịnh). Trước đây, để phục vụ cho đi lại, khai thác hải sản, ngư dân Hậu Lộc thường dùng hai loại phương tiện chính là thuyềnmảng. Khi đó ngư dân chưa đủ điều kiện để đóng những chiếc tàu to có trọng tải lớn, hơn nữa vào lúc bấy giờ cá tôm ở trong vùng lộng cũng rất nhiều, một ngày có thể “vào ra ba chuyến”, bà con không phải ra khơi xa mới đánh được cá. Bởi vậy các loại phương tiện trên chủ yếu chỉ để phục vụ nghề đánh cá biển vùng lộng. Sau này do nhu cầu khai thác ngày càng lớn, cá ở vùng lộng ngày càng ít đi đòi hỏi người dân nơi đây phải vươn ra ngoài biển khơi để thu hoạch được những nguồn cá lớn hơn. Lúc này thuyền to có trọng tải lớn bắt đầu xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu khai thác. Tuy nhiên, loại thuyền nhỏ vẫn là phương tiện cơ bản.

Thuyền ở đây hết sức thô sơ, đặc điểm là không có lòng cốt (tức khung cốt thuyền) mà chỉ là các tấm ván dày, dài từ mũi tới lái tạo nên xương cốt của thuyền. Loại thuyền lớn có cột buồm lòng (tức được dựng giữa thuyền),

buồm thường được làm bằng vải hoặc bằng cói đan theo kiểu cánh dơi (hay buồm lá mít). Lá buồm treo trên đầu cột có thể nâng lên, hạ xuống bằng hệ

thống dây kéo. Mỗi thuyền loại này có từ 7-8 người điều khiển. Ngoài loại

thuyền gỗ còn có những chiếc thuyền bằng tre đan, còn gọi là thuyền nan xảm vỏ sắn quả cậy và giấy gió. Ngày nay, loại thuyền này vẫn còn nhưng là thuyền nan được trát bằng xi măng. Loại thuyền này chủ yếu là lái bằng chèo, “đây là loại thuyền bé nhất trong tỉnh. Do đó mà người ta vững tin rằng, hầu như nghề cá ở đây còn rất mới mẻ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, việc sử dụng lực đẩy thuyền bằng chèobuồm được thay thế bằng máy đẩy, tốc độ nhanh hơn đồng thời sức người được giải phóng. Tuy nhiên việc dựng buồm vẫn còn khá phổ biến. Tính đến thời điểm hiện nay, Hậu Lộc có khoảng gần 30 chiếc .

Từ chỉ phương thức và phương tiện đánh bắt của ngư dân Hậu Lộc khá phong phú, đa dạng và có tính chất đặc trưng đầy sáng tạo của con người nơi đây. Phương thức, phương tiện đánh bắt rất thủ công nên các công cụ nghề đều là các sản phẩm thủ công. Như: te lội, chài ba vách, đồm, mảng,văng tay, sẻo,rẻo, gõ gai...

- Đánh bắt ở vùng lộng

Phương thức đánh bắt truyền thống là: Văng tay, sẻo,rẻo, gõ gai, lưới rênh.

+ Nghề văng tay

Trong số các nghề đánh bắt cá biển ở Hậu Lộc, thì nghề văng tay xuất hiện sớm nhất. Dân gian có câu:

Cá lăng, cá đối, cá kìm

Để cho văng, sẻo đi tìm cả đêm

Cấu tạo của chiếc văng tay bao gồm một tấm lưới và bốn thanh tre. Lưới có chiều rộng khoảng 1m, chiều dài khoảng 4,5m được đan từ sợi của cây gai tước nhỏ, se lại thành sợi. Ở giữa tấm lưới buộc 4 thanh tre vào các mép lưới, thành hình vuông vừa làm cho lưới căng để chắn, hớt cá đồng thời vừa làm động để chứa cá. Sử dụng văng tay có 2 người. Mỗi người cầm một

đầu văng thả xuống vị trí được xác định trước trên biển và từ hai phía đầu dây, hai người kéo dồn vào bờ để bắt. Mỗi ngày có thể kéo tới gần 20 mẻ. Thu hoạch trong ngày từ 100-150kg cá tươi. Cá đánh văng tay chủ yếu là quẩn nhỏ và cá tạp, ít khi được cá to. Nghề văng tay thường dựa vào vị trí mép nước dọc bờ biển làm điểm tựa và chủ yếu khai thác vào ban đêm.

+ Nghề sẻo:

Nghề sẻo trước đây còn có tên là nghề te lội, được phát triển từ chiếc

văng tay. So với văng tay nghề sẻo có ưu thế hơn hẳn. Nó có thể khai thác ở độ sâu hơn và cho năng suất cao hơn.

Nghề sẻo rất được nhiều nơi áp dụng và tồn tại khá lâu dài. Tuy nhiên, do những điều kiện như đã nêu trên, đồng thời kết hợp với nguồn cá trong bờ ngày một cạn kiệt, trong khi nhu cầu đánh bắt ngày càng lớn buộc người dân phải cải tiến ngư cụ và phương tiện đánh bắt vươn ra ngoài khơi xa để chiếm lĩnh nguồn tài nguyên vô tận này.

+ Nghề rẻo:

Nghề rẻo đòi hỏi phải có vốn lớn và sử dụng tương đối nhiều lao động. Vì thế ở Diêm Phố - Hậu Lộc, những nhà dồi dào kinh tế mới sắm rẻo. Lưới

rẻo làm bằng sợi gai. Ban đầu tấm lưới đan còn nhỏ hẹp, dài từ 15 - 20 mét, rộng 4,5 mét có độ dồn của tùng vào giữa tấm lưới được gọi là “đồm” (túi cá). Ở hai đầu lưới có hai dây dài từ 10 - 15 mét dùng làm dây kéo. Lao động kéo rẻo phải có từ 6 -7 người mỗi đầu dây. Khi thuyền bè còn khan hiếm, ngư dân phải lội ra xa cách bờ 20 - 25 mét để đánh rẻo. Thao tác của nghề rẻo rất thủ công và đơn giản. Khi lưới được thả xong, lao động nắm hai phía đầu dây (cách xa tuỳ theo sự quan sát cá trên mặt biển) từ từ kéo áp vào bờ, cá bị mặt chắn của bờ dồn trút vào động. Khác với nghề sẻo, nghề rẻo đòi hỏi phải có trình độ kĩ thuật khi khai thác (hiểu biết luồng lạch, cồn bãi, thuỷ triều...). Do nghề rẻo có năng xuất lớn, lại thích hợp với ngư trường nơi đây nên được duy

trì khá lâu. Cho đến nay, một số hợp tác xã như Thắng Tây, Bắc Thọ vẫn còn dùng lưới rẻo (cải tiến bằng sợi nilon) trang bị trên thuyền 12 sức ngựa để khai thác cá tôm.

+ Nghề gõ gai:

Nghề gõ gai xuất hiện ở Hậu Lộc cách ngày nay hơn 300 năm (vào năm 1670) do một ngư dân đánh cá giỏi tên là Nguyễn Lãm Lực ở Ngư Lộc chế tạo ra dựa trên các công cụ đánh bắt vốn có như văng, sẻo.. [33, tr.136]. Lưới

có hình dáng giống như hình chữ nhật. Phương tiện dùng cho nghề gõ gai

bè luồng. Bè luồng, gõ gai gắn bó mật thiết và lâu đời nhất đối với ngư dân Diêm Phố xưa. Có tới nửa làng phía bắc Diêm Phố sử dụng bè nên tục xưa gọi là xóm Bè. Việc đánh bắt hải sản trở nên thuận lợi hơn từ khi có nghề gai ra đời. Sản lượng tăng lên, đời sống ngư dân có phần dư dật và sung túc. Tiêu biểu về nghề gõ bè có cha con ông Nguyễn Lãm Lực, đánh bắt giỏi, được nhân dân trong vùng khen ngợi:

Bạc ông Thủ Viên, Tiền ông Tổng Bá, Cá ông Lãm Lực”.

Từ năm 1700 trở lại đây, nghề thuyền phát triển và trở nên thông dụng, có vị trí xứng đáng trong nghề khai thác biển, đây cũng là thời kì thịnh vượng nhất về nghề cá ở Hậu Lộc, nổi bật nhất có các xóm ở phía nam Diêm Phố: Thành Lập, Thắng Phúc, Thắng Lộc, Thắng Lợi, có ngày khai thác được trên dưới 100kg tôm/thuyền để xuất khẩu. Những xóm này có tổng số thuyền chiếm gần 2/3 tổng số thuyền của cả Diêm Phố. Nên tục xưa gọi là xóm gõ

(thuyền gõ). Nghề trở thành nghề chính và có địa vị độc tôn ở Diêm Phố, cho tới tận bây giờ vẫn được khẳng định: “Nghề gõ là loại chúa nghề”.

+ Nghề lưới rênh:

Lưới rênh chủ yếu dùng để khai thác cá nổi vùng lộng và vùng giữa lộng và khơi. Cấu tạo lưới rênh quan trọng là mặt trên đường phao và mặt đáy.

Dường phao lưới rênh được buộc một lớp phao nhẹ, ở dưới đáy được buộc một lớp chì nhỏ tạo cho lưới có độ nổi vừa phải không bị chìm xuống đáy bể. Đầu lưới thả vợi, cuối lưới buộc vào . lưới thả trôi dần theo dòng nước và chiều gió thổi. Cá bơi qua vướng phải, mắc lại trong lưới, khoảng 1-2 giờ kéo lưới lên gỡ một lần. Cá lưới rênh phần nhiều là cá lầm, bầu, đầu, mác giang... trong đó cá giang được xếp vào hàng cá ngon “chim, thu, nụ, giang”. Nghề lưới rênh có nhàn hơn so với nghề lưới gõ, vì là nghề lưới thả. Trong đó nghề lưới rênh chỉ cần 2-3 người là có thể thực hiện được. Tuy thu hoạch năng suất không cao nhưng lại đều và rất phổ thông, già, trẻ, gái, trai, ai cũng có thể đi được. Nghề lưới rênh hiện nay vẫn còn tồn tại ở Hậu Lộc.

- Đánh bắt ở vùng khơi

Phương thức đánh bắt truyền thống là lưới giã, lưới rút, và câu cá dưa. + Nghề giã: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề giã vốn xuất phát từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam qua các tỉnh Hà Nam Ninh, Thái Bình và được cải tiến dần dần, đã trở thành cách đánh riêng của vùng biển Bắc Bộ. Nghề giã có giã cá, giã moi, giã tôm.

Nghề giã cá: Phương tiện kéo lưới giã ban đầu là “chài ba vách”. Về sau nó được chuyển sang loại thuyền “hông tròn” có buồm kéo. Sản lượng đạt được rất cao, nhiều mẻ lưới con thuyền đã đi vào huyền thoại như vàng lưới

của ông Đinh Văn Định đã khai thác được tới 20 tấn cá tươi trong một ngày (1966), vàng lưới của hợp tác xã Thắng Tây đạt 150 tấn/chiều (1968). Các loại cá thường đánh là: Thèn, đầu, hồng hoang, mực ống cá dưa. Do chiếm ưu thế về năng suất cao cho nên nghề giã cá càng ngày càng phát triển. Thuyền kéo lưới giã cá có ưu điểm; to, vững chắc chịu được gió bão cấp 7,

Một phần của tài liệu Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn thạch lam (Trang 75 - 99)