Lời kết án đối với nhân vật

Một phần của tài liệu Tình huống trở về của nhân vật trong truyện ngắn thạch lam, thanh tịnh trước cách mạng (Trang 40 - 42)

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, ta thấy tình huống trở về xuất hiện nhiều . Những cuộc trở về ấy góp phần soi chiếu nhân vật trên nhiều phơng diện. Có khi quá khứ là những ngày tháng mộng mơ, tràn đầy kỉ niệm và giờ đây trở thành hành trang theo nhân vật trên bớc đờng đời(Thanh trong “Dới bóng hoàng lan”). Có khi nhân vật trở về với những giây phút hoài niệm buồn gợi nhớ nuối tiếc xót xa cho thân phận(Liên, Huệ trong “Tối 30”). Có khi quá khứ nh một lời kết án đối với nhân vật, chẳng hạn nh truyện “Trở về”. Đọc truyện của Thạch lam ta thấy hầu hết các nhân vật “ Trở về “là trở về với cội nguồn của đời sống là tiếp nhận đời sống ở cái bản chất nhất. Bên cạnh đó có

những nhân vật nh Tâm trong truyện “Trở về” trở về là để hoàn thành nốt quá trình lạ hóa đối với quê hơng. Nếu nh Tân trong “ Những ngày mới” không khẳng định đợc của mình ở chốn thành thị thì Tâm đã có tất cả: chỗ đứng chắc chắn, gia đình giàu có, cuộc sống khá giả. Hai nhân vật này tạo thành một cặp hoàn hảo đối lập. Với Tân trở về là bắt đầu “Những ngày mới”, còn Tâm “Trở về” là để phủ nhận cội nguồn, cắt dứt sợi dây liên lạc với quá khứ, với quê h- ơng.

Đôtxtôiepxki nói: “Con ngời là một điều bí ẩn cần phải khám phá về con ngời Tôi tìm điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con ngời”. Con ngời là trung tâm của văn học, văn học góp bàn tay nhân ái của mình để góp phần cải tạo con ngời, cải tạo xã hội, một khi nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa phấn khởi. Văn học làm cho con ngời nhận chân rõ mình hơn vạch ra đâu là xấu, đâu là tốt, đâu là cái cao cả, đâu là cái thấp hèn để tự điều chỉnh. Aimatốp trong tắc phẩm “Đoạn đầu đài” từng viết: “Hãy nhìn xem ngay tại đây, ngay tại chốn này những gì mà con ngời cha nhận ra vì một lí do nào đó”. Văn ch- ơng của Thạch Lam là thứ khí giới thanh cao để đa ngời gần ngời hơn. Nhân vật Tâm đợc nhìn nhận ở những góc cạnh mới của con ngời. Tâm trở về vội vã nh cuộc chạy trốn. Mối dây liên hệ giữa anh với quê hơng, gia đình, ngời thân ngày càng giãn đứt.

Tác giả kết thúc câu chuyện bằng hình ảnh: Đứa con phóng ô tô ra tỉnh nh chạy trốn để lại phía sau xe đám bụi mù phả vào mặt mẹ gầy lam lũ và cô gái quê chân thành sửng sốt. “ Chiếc xe bắn vọt bùn lên quần áo hai ngời” cây bên đờng trốn lại, ngời mẹ và cô gái ngơ ngác nhìn theo nhòa đi. Thạch Lam kể chuyện một cách thản nhiên lạnh lùng. Tác giả nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Thạch Lam phê phán một cách nhẹ nhàng thâm thúy rất đúng với phong cách Thạch Lam. Sêkhốp đã nhận định “Sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có những kẻ lạnh lùng mới nhìn sự vật một cách tỏ tờng”. Giọng văn của Thạch Lam có một nét gì đó giống với Sêkhốp :“ Trong sự khách quan kì diệu của ông, đứng trên tất cả mọi sự phiền muộn hay hân hoan, Sêkhốp đã thấu triệt và nhìn hết mọi sự vật . Ông có thể hiền từ quảng đại mà không yêu, ông có thể mẫn cảm nhân ái mà không quyến luyến, ông có thể là ngời gia ơn

mà không mong sự trả ơn . ” Vấn đề mà Thạch Lam đề ra trong tác phẩm luôn nhắc nhở con ngời trớc những cám dỗ vật chất tầm thờng, trớc sự xuống cấp về nhân cách của bộ phận không ít ngời trong xã hội. Nguyễn Bính cũng từng thốt lên :

Xót xa một buổi soi gơng cũ Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền .

Một phần của tài liệu Tình huống trở về của nhân vật trong truyện ngắn thạch lam, thanh tịnh trước cách mạng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w