Trở về với kỷ niệm tuổi học trò

Một phần của tài liệu Tình huống trở về của nhân vật trong truyện ngắn thạch lam, thanh tịnh trước cách mạng (Trang 46 - 48)

Tuổi ấu thơ là một thời khắc đẹp đẽ và đáng yêu nhất của mỗi ngời. Tuổi thơ gắn với kỷ niệm êm đềm, với những buổi chăn trâu cắt cỏ hay những lúc thả hồn mình theo cánh diều trên trời xanh. Quá khứ là một phần của cuộc sống hiện tại. Với Thanh Tịnh kỷ niệm về ngày đầu tiên đến trờng ,ngày “Tôi đi học’’luôn sống mãi:“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đờng rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nao kỷ niệm mơn của buổi tựu trờng” [ 9;208 ]. Dòng cảm xúc đợc khơi gợi từ một ký ức định hình khi thời khắc thiên nhiên có những biến thái huyền diệu gợi nhớ đến mỗi thời đã xa nhng còn sống mãi trong nhân vật “tôi”.

Khung cảnh thiên nhiên gợi cảm xúc trào dâng đã dẫn dắt trí nhớ trở về “ngày trọng đại ấy”. Trớc tiên là hình ảnh có tính chất tơng đồng: mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dới nón mẹ lần đầu tiên đến trờng ,trong lòng lại “từng bừng rộn rã .” Gặp các em cũng là chính là gặp lại mình trong buổi hôm ấy. “Một buổi sáng mai đầy sơng thu và đầy gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đờng dài và hẹp;. Bàn tay của mẹ giúp cậu bé bớt ngỡ ngàng lạ lẫm hơn khi đến với lớp học. Tất cả dờng nh đang có sự thay đổi vì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”. Đọc truyện Thanh Tịnh tôi chợt chạnh lòng nghĩ đến ngày đầu tiên đến lớp của Antnai trong truyện ngắn “Ngời thầy đầu tiên” của Aimatốp. Cô đợc che chở bằng tấm lòng đầy nhân ái của ngời thầy. Và ngày đầu tiên đến trờng là kỷ niệm không bao giờ quên đối với mỗi ngời. Tạm biệt những buổi thả diều, những lúc đi ra đồng nô đùa cùng bạn bè “Hôm nay tôi đi học”, hôm nay cậu bé làng đã “lớn” hơn một chút. Lời nói nh chất chứa bao niềm vui, sự hồi hộp chờ mong đến ngày đi học. Với “Tôi” con đờng quen thuộc lần này tự nhiên thấy lạ và trờng Mĩ Lý vừa xinh xắn, và trớc kia “trờng đối với tôi là một nơi xa lạ thì giờ đây Tr” “ ờng oai nghiêm nh cái đình giữa làng Hoà An”. Trong nhân vật “tôi” có sự so sánh “trờng cao ráo và sạch sẽ

hơn các nhà trong làng”. Đợc tiếp xúc với môi trờng mới “lòng tôi đâm lo sợ vớ vẩn”. Đó là cảm giác rất tự nhiên của mỗi ngời ngày đầu tiên cắp sách đến trờng.Tất cả điều đó chỉ là một chút lo sợ vẩn vơ thôi. Rồi một chút lo sợ ấy qua nhanh nhờng chỗ cho cái e dè, ngỡ ngàng buổi ban đầu “Họ nh con chim con đang đứng trên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhng còn ngập ngừng e sợ”. Hình ảnh cánh chim non cũng thể hiện khát vọng đợc bay cao, bay xa của bao học trò mới ngày đầy bớc đến trờng. Khi tiếng trống trờng cất lên bắt đầu một năm học mới, với “tôi” không phải là lần đầu đợc nghe âm thanh quen thuộc ấy Nhng “hồi trống thúc dội cả lòng tôi”. ánh mắt dịu dàng của ông đốc trờng làng Mĩ Lý cha đủ sức tạo nên niềm tin cho các cô cậu học trò, có đứa đã dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở và vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ đám học trò mới.

Từng rung động, suy nghĩ của nhân vật “tôi ,” từ con đờng đến trờng đến cảm giác ban đầu, đến lúc đứng cạnh bạn bè, lúc xếp hàng, lúc gặp thầy giáo đến cảm giác “thấy lạ và hay hay” khi ngồi trên lớp đều đợc miêu tả tỉ mỉ. Đến bấy giờ khi đã khôn lớn trởng thành thì kỷ niệm ấy sẽ là hành trang theo một ngời “Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đờng rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm buổi tựu trờng .” Trở về với “Tôi đi học” là trở về với một thời tuổi thơ với kỷ niệm êm đềm. Cảm xúc ấy không chỉ của riêng Thanh Tịnh mà của bất cứ ai khi nghe tiếng trống tựu trờng vang lên. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện xúc cảm của mình về ngày tựu trờng:

Giờ nao nức của một thời trẻ dại Hỡi ngói nâu, hỡi tờng trắng của gơng. Những chàng trai mời lăm tuổi vào trờng Rơng nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc .

Đó là tâm trạng nao nức của những chàng trai trẻ trong ngày tựu trờng. Có ngời đã nói rằng: truyện ngắn của Thanh Tịnh đợc viết lên bằng kỷ niệm. Thanh Tịnh đã đánh thức những kỷ niệm, những dấu ấn khó quên trong cuộc đời mỗi ng-

ời. Với bản thân tôi, đọc “Tôi đi học” lòng lại nhớ đến ngày bố đa đi học, đến bạn bè giờ mỗi đứa một nơi, đến ngôi trờng làng nhỏ nằm ven đê.

Kỷ niệm thời học trò đối với Thanh Tịnh không chỉ là xúc động của ngày đầu tiên đi học mà còn là buổi “Ra làng”, là tình cảm mặn nồng giữa “Chị và em”. “Làng Mĩ Lý ít dân c nên mỗi năm vào kỳ tế thần thì dân trong làng phải ra đình cho đủ. Đó là cái lệ thờng năm, nên đến định kỳ tế không sức ma ai cũng biết. Có năm muốn rớc thần đợc trọng thể, ông Lý lại còn đòi cho cả con dân trên m- ời lăm tuổi ra làng”[9; 35]. “Ra làng” đối với nhân vật “tôi” hồi ấy là một sự vui thích hiếm có, là cơ hội để đợc tận mắc chứng kiến buổi tế thần. Theo lời của ông Lý thì: “Có ra làng mới biết làng biết nớc, biết dại biết khôn, chứ lục đục luôn trong nhà thì không bao giờ biết khôn đợc cháu ạ. Vả cháu lại học trò thì công việc cháu cũng chỉ thắp hơng hầu thánh hầu thần là đủ rồi, chứ không ai bắt cháu làm gì nặng đâu mà cháu sợ” [9; 36].

Bao hồi hộp, bao chờ đợi để rồi lại trở thành bao gắt gỏng, chán chờng, buồn tủi, uất ức trớc những cảnh “chớng tai gai mắt” làm cho nhân vật “tôi” nhất định không chịu ra làng nữa. Những kỷ niệm ấy in dấu mãi trong ký ức của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tình huống trở về của nhân vật trong truyện ngắn thạch lam, thanh tịnh trước cách mạng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w