Diễn xớng canh tác và trò trình nghề trongcác lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở miền làng Vĩnh Phúc mang nhiều nét độc đáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số lễ hội nông nghiệp cổ truyền của người việt ở vĩnh phúc (Trang 44 - 47)

Trò trình nghề bắt nguồn từ lễ thức của tín ngỡng trồng lúa, là một hành động lễ nghi. Nó phổ biến và làm sinh động thêm trong các lễ hội nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Khi xã hội nông nghiệp phong kiến đi vào ổn định và phát triển, ra đời khái niệm “tứ dân”, khái niệm “sĩ, nông, công, thơng” và trò cũng đi tới bớc mà chức năng thẩm mỹ ngày càng giữ vị trí cao trong ý thức nhân dân, còn chức năng thực hành tín ngỡng chỉ còn ý nghĩa với các chức sắc và bô lão. Từ lễ cầu ma với với một vai đi cày, dần trò trình nghề đã mở rộng tới nhiều thành phần canh tác (cày, cấy, cuốc góc) để di tới tứ dân và các thành phần xã hội khác. Yếu tố trò ngày càng đợc nâng cao thì nội dung “lễ” mặc nhiên lùi xuống hàng thứ yếu trong nhận thức của công chúng hội đám [13; 60].

Trình nghề là trò diễn hình thành và phát triển từ các nghi lễ nông nghiệp. Nét độc đáo trong các lễ hội nông nghiệp của ngời Việt ở tỉnh Vĩnh Phúc là có trò trình nghề đi cùng các nghi lễ sinh thực khí đợc thấy ở nhiều nơi trên Vĩnh Phúc, nh Đại Đồng, Phù Liễn… và cũng chỉ ở Vĩnh Phúc mới tồn tại các nghi lễ sinh thực khí và rớc lúa đi cùng trò trình nghề.

Lễ hội ở đình C An xã Tam Đồng-huyện Mê Linh ngày năm tháng một âm lịch có diễn xớng canh tác và trò trình nghề diễn ra ở sân đình

sau cuộc tế. Trò trình trên gắn với tục đón lúa và mở cửa đình đón lúa và cớp bông. Ngày hôm trớc mồng bốn tháng một âm lịch, buổi sáng ngời ta mở cửa đình đón lúa. Bốn ông lềnh của bốn giáp mặc áo the, thắt lng đỏ, giơ cao tay vỗ chạy từ lòng đình để đón lúa, miệng nói ta: “Tốt lúa chiêm là tốt lúa chiêm, tốt lúa mùa là tốt lúa mùa”. Cũng ngày này, dân làng còn làm lễ rớc cây bông. “Cây bông” là một cây gỗ xoan dài sải tay, một đầu vót múp nh đầu chày, hơi nhọn, còn đầu dới cắm vào một khúc chuối, dọc thân vót sơ gỗ cho xoè ra thành 12 cánh hoa. Dới chân cây bông chỗ cắm vào khúc chuối có một vòng che, lại vót nhiều đoạn tre cạo sơ ra cho vắt qua vòng tròn buông ra ngoài. Cây bông ấy là hình tợng của Linga và Yoni, đợc đặt trên cỗ rớc từ nhà ông đăng cai ra tới đình để thờ.

ở thôn Văn Lôi xã Tam Đồng (Mê Linh) cũng ngày năm tháng giêng có tổ chức lễ hội, trong đó có trò trình nghề với các vai diễn ngời đi bừa, ngời đi cày, ba thợ cấy, một ngời cuốc góc đeo giỏ trong có vài mảnh ốc, một ông đồ mang cây bút to bằng gỗ xoan, một vai thợ mộc, một ngời đi buôn sách chữ nho. Trò cũng có vai thiên lôi đeo cờ đuôi nheo.

Trên sân đình diễn ra cảnh cày bừa, cuốc góc, cấy lúa, có hát ví với nhau. Các vai thợ mộc, ông đồ cũng làm các động tác nghề nghiệp nh ca bào, viết, đọc sách và các vai đều nói bông đùa gây cời cho ngời xem. Ông thiên lôi chạy quanh đình ba vòng, lấy gáo múc nớc trong một cái chum vừa hò rống lên vừa té nớc vào các vai trò. Diễn xong có bốn ngời rớc “lúa thần” ra cửa đình làm lễ.. Lúa thần là những bông lúa buộc vào que tre cắm vào hai thân chuối. Sau khi làm lễ rớc lúa thần và khấn thần linh phù hộ cho dân làng” thóc lúa đẻ ra, của nhà làm ra, của đồng làm nên”, mọi ngời chia nhau các bông lúa đem về cắm vào các bình hơng ở bàn thờ nhà. Trò trình nghề ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Lạc hàng năm mở hội có trò trình nghề rất đặc sắc, diễn ra náo nhiệt vì phơng thức diễn: trai đóng vai gái, gái lại đóng vai trai, lại cũng có nhiều trâu và nghé húc lộn nhau, chạy tháo vào cả đám đông mà lại nhằm những nơi đông con gái mà xông

vào… Sau cuộc diễn trò, hai cụ bô lão bớc lên hai chòi cao tung các hình t- ợng “nõ nờng” bằng gỗ vuông cùng với thúng thóc, lúa, ngô, đỗ… cho ngời cớp.

Xã Phù Liễn (Tam Dơng) có trò “Đúc Bụt” vào ngày lễ mồng sáu tháng giêng đi với diễn trình nghề. Các trai đinh cởi trần đóng khố lăn mình ở một con mơng gần đình, trát bùn kín mình rồi về sân đình ngồi thành một hàng ngang và không động cựa, dân gọi là “bụt đắp”. Sau đó là trò trình nghề với các vai cày, cấy, thợ rèn…

Thôn Đan Trì- xã Hoàng Đan (Tam Đảo) vào lễ hội mồng 6 tháng giêng có lễ chạy cày, 8 đôi nam đóng khố cởi trần làm lễ rồi ra trình diễn. Mọi ngời cày bừa ba vòng quanh sân đình rồi trụ lại giữa sân, sau lại diễn ba vòng nữa, nh thế ba lần và chín vòng cày bừa tợng trng . Sau đó các vai thợ mạ và thợ cấy vào nhổ mạ cấy. Trò này diễn vào ban đêm, lửa đuốc cháy rực, trống chiêng xen tiếng pháo.

Nh vậy có thể thấy trò trình nghề trong các lễ hội nông nghiệp của ngời Việt ở Vĩnh Phúc mang nét đặc sắc riêng của địa phơng. Đây là một hoạt động diễn xớng tổng hợp nhằm giới thiệu vai trò và nghề nghiệp của ngời làng, thờng giới thiệu bốn nghề, bốn giới sĩ, nông, công, thơng, nhng trong đó bao giờ nghề nông cũng đặc biệt đợc đề cao bằng một tiết mục đặc sắc, nhiều khi thành tên gọi của trò. Chẳng hạn nh “trò rớc lúa thần”, “trò đúc tợng”… trong trò trình nghề của lễ hội nông nghiệp ở Vĩnh Phúc, tín ngỡng thờ lúa đợc biểu hiện rõ ràng, sắc nét và độc đáo ở tính biểu trng của nó. Tín ngỡng thờ sinh thực khí cũng in dấu ấn trong các trò diễn, làm tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn cho lễ hội. Trò trình nghề là tiết mục đặc sắc của hội làng ở Vĩnh Phúc là một điểm sáng không thể thiếu trong mọi lễ hội nông nghiệp, có mục đích cầu phúc, vui chơi, mong cho mùa màng phong đăng hoà cốc, mong cho mọi nghề, mọi giới trong làng thịnh đạt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số lễ hội nông nghiệp cổ truyền của người việt ở vĩnh phúc (Trang 44 - 47)