Hiện trạng của các di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 72)

- Đánh cờ ngờ

3.5.1. Hiện trạng của các di tích

Các di tích lịch sử văn hóa đợc hình thành và tồn tại cách ngày nay hàng trăm năm, với điều kiện thiên nhiên ma nắng, bão, lụt… là những di tích lộ thiên nên khó tránh khỏi sự xuống cấp. Thêm vào đó do nhân dân ta phải đối mặt với hai cuộc kháng chiến ác liệt, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho nên không có thời gian chăm lo bảo tồn, đây là một yếu tố khách quan khiến cho các di tích bị tàn phá, h hỏng nhiều. Ngày nay, một thực tế hiển thị với nền kinh tế phát triển

nhanh chóng, đã thấy xuất hiện những nhu cầu hiện đại hóa, mà lãng quên đi cái vốn có xa kia, đẩy các giá trị văn hóa truyền thống đứng trớc nguy cơ bị phủ lấp. Các đô thị, các khu kinh tế, giao thông mọc lên một cách không quy hoạch đã làm ảnh hởng tới các di tích xa.

Đối với đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm, là ngôi đền thờ vị khai quốc công thần đã có công lao to lớn trong buổi đầu giành lại chính quyền và giữ chính quyền, nhng hiện nay qua thực tế đã cho thấy nhiều công trình trong đền đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là nhiều hạng mục bằng gỗ từ thời Nguyễn đã có hiện tợng bị mối mọt nhng cha có biện pháp bảo quản…

Đối với chùa Linh Cảnh cũng không tránh khỏi những nguyên nhân chung đó, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa đã gần nh không còn nữa, mà chỉ bằng chứng là ngôi nhà thờ Mẫu, đã có giai đoạn chùa đợc làm Hợp tác xã, sân chùa cũng là nơi tổ chc lễ hội thờng niên cũng bị biến thành nơi trao đổi hàng hóa phục vụ kháng chiến, khiến cho chùa phải mất một thời gian gián đoạn.

Hiện nay, mặc dù đang đợc trùng tu, xây dựng phục hồi lại, đặc biệt là ngôi nhà Chính điện đang trong quá trình hoàn thiện, cũng chỉ mong đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tín ngỡng của bà con nhân dân trong vùng cũng nh khách thập phơng. Nh- ng do kinh phí còn hạn hẹp nên nhiều công trình còn rang rở.

Đối với đình làng Hơng Nhợng, những năm kháng chiến, đình đã trở thành kho chứa quân lơng, đạn dợc, đã bị phá đi, xây lai nhiều bộ phận, nhng nhìn chung đình vẫn còn giữ đợc nguyên trạng ban đầu. Tuy nhiên, phần cổng, hàng rào xung quanh, sân đình gạch bị vỡ và lốc lên h hại nhiều, các cột trụ, xà, kèo đang bị mối mọt làm hại mà cha có biện pháp bảo vệ.

Có thể nói không chỉ những di tích lịch sử văn hóa đợc nêu lên trong đề tài đang bị xuống cấp nghiêm trọng mà di tích lịch sử ở huyện Thọ Xuân và cả nớc cũng đang cùng chung một số phận. Nó đòi hỏi sự quan tâm, chăm lo của các nghành, các cấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w