Giá trị lịch sử

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 66 - 67)

- Đánh cờ ngờ

3.4.1. Giá trị lịch sử

Mỗi một di tích lịch sử văn hóa đợc xây dựng và trờng tồn lâu dài với biết bao thăng trầm của lịch sử đến nay đều đợc khởi nguồn từ những sự kiện, công lao to lớn của những con ngời hiện thực trong lịch sử và gắn với thời gian nhất định. Việt Nam nói riêng cũng nh Phơng Đông nói chung đều có tín ngỡng tâm linh phong phú “vạn vật hữu linh”, cũng chính bởi đặc điểm này mà khiến cho các tôm giáo ngoại lai khi du nhập vào nớc ta luôn tìm thấy một mảnh đất, một chỗ đứng cho mình, nhng thật khó để chiếm giữ vị trí độc tôn. Những tôn giáo đó muốn tồn tại đợc đều phải hòa chung, tìm cách len lõi vào tín ngỡng địa phơng, tín ngỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng làng…). Một số di tích tiêu biểu của huyện Thọ Xuân nh đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm, chùa Linh Cảnh, đình làng Hơng Nhợng là những bằng chứng sống để lý giải cho điều đó.

Khi núi rừng Lam Sơn dấy nghĩa. Nguyễn Nhữ Lãm đã theo hầu vua trong 10 năm gian khổ chiến đấu để giải phóng đất nớc. Đất nớc thanh bình ông trở thành một trong những đại thần đóng góp trên nhiều lĩnh vực nh quân sự, chính trị, ngoại giao, kiến trúc góp phần quan trong vào việc xây dựng nhà nớc Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XV. Nguyễn Nhữ Lãm đã đợc ban họ vua. Ông cũng là ngời có công lớn trong việc buộc vua Minh bằng lòng trao ấn, sắc phong Lê Lợi làm An Nam quốc vơng, buộc Chiêm Thành phải giữ lễ cống nạp làm nớc ch hầu của Đại Việt.

Ngày 25 tháng 5, niên hiệu Thiệu Bình thứ t (Đinh Tỵ- 1437), Nguyễn Nhữ Lãm mất, đợc truy tặng Nhập nội Thái bảo, thụy là Trung Tĩnh. [Đại Việt sử ký toàn th]

Với công lao to lớn đó Nguyễn Nhữ Lãm đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển lên tới đỉnh cao của nhà nớc phong kiến Việt Nam vào thế kỷ XV.

Sau khi ông mất, nhà vua đã sắc dụ cho dân làng Đa Mỹ cùng các làng lân cận, con cháu dòng họ Nguyễn Mậu an táng và xây dựng đền thờ và lăng mộ tại quê hơng ông để đời đời nhớ ghi công lao.

Sự tồn tại của ngôi chùa Linh Cảnh cũng cho chúng ta hiểu biết hơn về tình hình tôn giáo (phật giáo) ở nớc ta lúc bấy giờ đã phát triển. Những ngôi chùa đợc dựng lên để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con ngời, đồng thời nó cũng cho chúng ta thấy đợc sức sống mãnh liệt của một tôn giáo ngoại nhập nhng lại rất phù hợp với nhân dân Việt Nam.

Việc suy tôn những ngời có công với nớc, với dân làng và đợc các triều đại phong kiến phong tặng là “Thợng đẳng phúc thần”, ngời dân làng Hơng Nhợng ớc mong cuộc sống của dân làng mình đợc yên lành. Họ đã gửi gắm vào nhân vật có công khai ấp lập làng làm thần bảo vệ thôn làng ngõ xóm. Cùng với những lần phong sắc của nhà vua và những điển tích còn ghi lại trong thần phả họ Lê - Lê khả Lãng cũng cho chúng ta hiểu thêm về những triều đại phong kiến ở nớc ta.

Qua đó, đã cho chúng ta một góc nhìn mới trên bình diện văn hóa tinh thần. Nơi đây không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra biết bao nhiêu anh hùng dân tộc, đặc biệt là hai bậc đế vơng với hai triều đại Tiền Lê (thế kỷ X) và Hậu Lê (thế kỷ XV), mà còn là vùng đất có đời sống văn hóa tinh thần phong phú.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w