Nguồn gốc lịch sử và quá trình trùng tu tôn tạo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)

Một số di tích lịch sử văn hóa huyện thọ xuân 2.1 Khái quát về di tích lịch sử văn hóa huyện Thọ Xuân

2.2.1.Nguồn gốc lịch sử và quá trình trùng tu tôn tạo

Chùa Linh Cảnh còn có tên gọi là chùa Bái, thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nằm cách trung tâm khu di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 4km về phía Tây Nam.

Xuân Bái dới thời Hậu Lê thuộc trang Bái Đô, huyện Lôi Dơng. Thời Nguyễn nơi đây thuộc xã Bái Thợng, tổng Bái Đô, phủ Thọ Xuân.

Là vùng đất cổ nằm bên hữu ngạn sông Chu (Lơng Giang), một đầu mối giao thông đờng thủy quan trọng trong những năm Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lợc. Đây cũng là nơi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên rất thuận lợi cho việc giao thơng.

Chùa Linh Cảnh, dân làng thờng gọi là chùa Bái có tự bao giờ thì cha ai truyền lại gốc tích nhng khi ngôi chùa cũ đang còn và đang có s trụ trì, hỏi các cụ già làng trong thôn xã, các cụ nói: Từ khi ngôi chùa tranh tre nứa lá tọa lạc nơi đây, dới gốc cây đa cổ thụ ngày nay. Khi đó con đờng 47 chạy qua trớc cửa chùa còn là một con đờng đất nhỏ.

Lịch sử của làng Bái Thợng đã có từ xa xa từ thời Hậu Lê (Lê Lợi), Bái Th- ợng xã, Bái Đô trang. Vì vậy ngôi chùa này chắc chắn đã có từ đời Lê; Qua các triều đại ngôi chùa làng vẫn tồn tại.

Đến năm Bảo Đại thứ 14 (1939) còn ghi ở Thợng Lơng Phủ Mẫu: “Hoàng triều Bảo Đại thập tứ niên, tuế thứ Kỷ Mão, niên thập nhật nguyệt, thập thất nhật tu ký thụ trụ Thợng Lơng Đại Cát”.

Cũng trong thời gian này, các Phật tử trong tổng đã cùng nhân dân dới sự x- ớng xuất của s cụ Đàm Viết Thi, Pháp danh là Thích Nhân Tâm, khi ấy là trụ trì chùa Đầm (Quảng Phúc Tự, nay thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cùng với sự ủng hộ và công đức của nhân dân địa phơng, khách thập phơng trong tỉnh để xây dựng chùa.

Từ khi có chùa xây dựng lợp ngói, chùa đã có một vị S trụ trì là Thích Thanh Nhuận và một chú tiểu là Vũ Quang Tráng, đến năm 1943 chú tiểu Vũ Quang Tráng đã đợc thụ giới tùy theo (lên s ông), thay thế cho s Thích Thanh Nhuận đợc cử đi trụ trì chùa khác.

Năm 1947, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ (20- 12- 1947), tất cả nhà cửa của Bái Thợng đều san bằng (tiêu thổ kháng chiến), nhng ngôi chùa và phủ Mẫu vẫn còn để lại đến năm 1951. Giặc Pháp ném bom đập nớc Bái Thợng, máy bay Pháp bắn đạn vào hồi chùa làm sạt lở một phần phủ Mẫu, khi đó chùa là nơi hội họp của dân quân du kích Bái Thợng.

Đến năm 1957, chùa tuy còn nhng vì chiến tranh, nhân dân tản c nên việc đi lễ chùa cũng mai một dần và sự thờ cúng của nhà chùa cũng không đợc duy trì nh trớc.

Cho đến giữa thập kỷ 60 (1965 - 1966), máy bay đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc, oanh tạc đập nớc Bái Thợng và các trận địa phòng không máy bay của nớc ta. Trong đó chùa cũng là một mục tiêu bắn phá. Một lần nữa chùa lại bị bắn phá h hại nặng. Chính quyền và nhân dân địa phơng phải giải hạ chùa, chuyển tất cả tợng phật sang phủ Mẫu để thờ phụng.

“Tuy vậy móng của chùa vẫn còn nguyên vẹn” - vào tháng 11- 1989, Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa đã cấp bằng chứng nhận đền và chùa xã Xuân Bái là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật (cấp tỉnh).

Năm 1995, theo nguyện vọng của Hội Phật tử và nhân dân toàn xã đề nghị Đảng ủy và UBND xã Xuân Bái, có tờ trình đề nghị lên các cấp và đợc UBND huyện Thọ Xuân, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa duyệt cho phép xây dựng lại ngôi chùa trên nền móng cũ.

Từ đó cho đến nay Ban Hộ Tự cùng Ban quản lý di tích xã đa vào hoạt động tín ngỡng, phục vụ lễ bái và hành đạo của các Phật tử và nhân dân trong vùng cũng nh đón quý khách thập phơng đến thăm quan chim ngỡng lễ bái. Ngày mùng 8- 10- 2000 Ban tôn giáo UBND tỉnh, Ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý và ra quyết định bổ nhiệm Đại Đức Thich Tâm Minh về trụ trì chùa Linh Cảnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)