Thời gian lịch sử

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 59 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thời gian lịch sử

Lịch sử triều Trần kéo dài tới 175 năm. Đó là một triều đại phong kiến lẫy lừng nhất trong lịch sử dân tộc. Triều đại đó đợc bắt đầu từ Lý sang Trần (1225). Triều đại đó kết thúc bằng sự kiện Hồ Quý Ly giết Thuận Tông và đoạt ngôi vua từ đứa cháu ngoại mới có 5 tuổi vào năm Canh Thìn (1400) lập ra nhà Hồ. Theo quan điểm của tác giả, bộ tiểu thuyết bốn tập về nhà Trần không phải là bộ tiểu thuyết liên hoàn, viết theo thứ tự thời gian kéo dài suốt 175 năm ấy với các nhân vật truyền từ đời nọ qua đời kia mà nhà văn đã chọn thời điểm lịch sử có những

vấn đề xã hội gay cấn để viết. Vì vậy, thời gian lịch sử trong Bão táp triều Trần

là thời gian của “bốn nhát cắt”. Mỗi tập sách là một nhát cắt thời gian.

Thời gian đợc phản ánh trong tập Bão táp cung đình kéo dài 26 năm từ

1225 đến 1251. Đây là thời kì chuyển giao thời đại từ Lý sang Trần. Mạch vào của tác phẩm bắt đầu từ suy sụp không thể cứu vãn nổi của triều đình Lý Huệ Tông. Xã hội đói khổ, hoạn lạc, các đầu mục nổi lên khắp nơi. Đất nớc có nguy cơ rơi vào nội chiến hoặc trở lại cát cứ nh hồi thập nhị sứ quân. Lúc đó triều đình nhà Lý tồn tại ba thế lực: Nguyễn Nộn, Đoàn Thợng và Trần Thủ Độ, ngời đứng đầu thế lực họ Trần. Ba thế này lúc nào cũng mu toan nắm giữ quyền lực. Trớc tình hình đó Trần Thủ Độ đã thâu tóm đợc thiên hạ và làm một cuộc đảo chính

cung đình có một không hai trong lịch sử. Sự kiện này đợc Hoàng Quốc Hải miêu

tả cụ thể: “Vào một đêm cuối tháng mời một năm ất Dậu (1225), trời tối mịt mù,

gió rét căm căm, Trần Thủ Độ đem hết da thuộc vào trong cung cấm rồi sai đóng chặt cửa thành lại ( ) lệnh truyền Nội bất xuất, ngoại bất nhập… “ ” [24, 88]. Quan thái phó Phùng Tá Chu đợc triệu vào cung và thảo chiếu của của bà thái hậu thông báo về cuộc hôn nhân đợc sắp đặt do cơ mu và cũng do sức ép của Trần Thủ Độ đã êm xuôi. Các thế lực phản loạn Đoàn Thợng và Nguyễn Nộn

không có gì phản bác. Thế lực nhà Trần đã đợc đảm bảo. Và đến “đúng ngày Đại

Cát nhằm ngày Mậu Dần, mời một tháng chạp năm ất Dậu (1225) [24, 110], Chiêu Hoàng ban chiếu nhờng ngôi cho Trần Cảnh. Thế là trời đã trao nghiệp lớn cho nhà Trần. Nh vậy, cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra hết sức nhanh chóng trong khoảng thời gian cha đầy một tháng. Một cuộc chuyển giao triều đại “êm ái” không xảy ra đổ máu, không có sự đảo lộn lớn trong nớc. Công đó thuộc về Trần Thủ Độ, nhà chính trị sáng suốt và khôn khéo. Sau này ông còn là nhà lãnh đạo mẫu mực hiếm có dới chế độ quân chủ chuyên chế. Trong khoảng thời gian 26 năm đầu triều Trần, nhà văn tập trung đề cao vai trò của vị khai quốc công thần Trần Thủ Độ và ông vua đầu tiên của triều đại này là Trần Thái Tông. Những sự kiện trọng đại có ảnh hởng đến sự hng thịnh của quốc gia đợc đánh dấu bằng

những mốc: “Thấm thoắt Chiêu Hoàng nhờng ngôi cho chồng đã đợc năm năm.

Trần Cảnh tỏ ra là ngời khoan nhân, mải học hành. Sự học của Cảnh vừa sâu

vừa rộng ” [24,139], “Thấm thoắt Trần Cảnh đợc Chiêu Hoàng nhờng ngôi đã gần chục năm [24, 169]. Thái Tông “tự biết mình vì đâu đợc ngồi trên thiên hạ nên ý thức phải lấy quốc gia làm trọng. Xã tắc là của muôn dân chứ không phải của riêng nhà nào ” [24, 182] nên đã cùng Thủ Độ phục hng nền kinh tế, văn hoá đa Đại Việt thành một quốc gia cờng thịnh trong khu vực. Những sự kiện lịch sử chính đợc tác giả nhắc đến trong giai đoạn này là: Bộ luật triều Trần, quy hoạch kinh thành Thăng Long thành sáu mốt phờng, quy định các đình, trạm, các tuyến đờng giao thông trong nớc, đào vét kênh ngòi để phục vụ sản xuất cho nhân dân, tổ chức thi thái học sinh để tìm ngời tài giỏi cho đất nớc. Cuốn sách kết thúc ở

đám cới Thiên Thành công chúa, ngời cô ruột của Trần Quốc Tuấn. Nhng vì hai cô cháu đã yêu nhau nên Quốc Tuấn đang đêm vợt rào vào nhà Trang Thành V- ơng (vị hôn phu của Thiên Thành) cớp lấy.

Nhát cắt lịch sử thứ hai của triều đại nhà Trần đợc phản ánh trong cuốn

Thăng Long nổi giận. Cuốn này viết về cuộc xâm lợc của đế quốc Nguyên Mông lần thứ hai đối với nớc ta. Đây là giai đoạn gay cấn trong toàn bộ lịch sử 175 năm của nhà Trần và cũng là trong lịch sử Đại Việt. Cuốn sách đợc bắt đầu từ giữa năm 1282 với sự kiện sứ đoàn Đại Việt do Trần Di ái sang Yên Kinh tiến cống bị Hốt Tất Liệt giữ lại, lập ra triều đình bù nhìn, lại sai Sài Thung áp dẫn cái triều đình bù nhìn ấy về Thăng Long cùng đội quân 5000 tên. Bắt đầu từ đây, triều đình của vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông phải tìm kế sách vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo để đối phó với Sài Thung, với triều đình Hốt Tất Liệt nhằm trì hoãn cuộc chiến nổ ra càng chậm càng tốt. Thời gian lịch sử đợc nhà văn tái hiện thông qua hàng loạt các sự kiện nối tiếp nhau. Thứ nhất là cuộc đón tiếp của Chiêu Minh Vơng Trần quang Khải đối với sứ Nguyên Sài Thung

cùng bọn Trần Di ái. Cuộc đón tiếp này đợc bố trí bằng một trận đánh úp. “Bỗng

một phát pháo hiệu nổ vang. Rồi hàng loạt pháo nổ nh trời long đất sập. Lập tức từ hai cánh rừng, quân ùa ra nh thác lũ bọc lấy bọn Trần Dị ái, Sài Thung”

[25, 23]. Bọn Trần Di ái tháo chạy vào rừng, đám gia binh của Hng Vũ Vơng Nghiễm nhận đợc mặt và bắt, giải về kinh. Còn Sài Thung đợc Trần Quang Khải cho lính cáng để bịt mắt, che tai tên sứ Nguyên đang muốn thăm dò tình hình quân Đại Việt. Trong lúc mọi ngời đang rối bời không biết nên đón tiếp Sài Thung thế nào nữa thì đợc tin cấp báo, lãnh chúa ngời Man ở Đà Giang là Trịnh Giác Mật dấy khơi binh làm loạn. Với tài thông hiểu nhiều ngoại ngữ, nói đợc nhiều thứ tiếng dân tộc và sự thông thạo các phong tục của ngời miền ngợc, Chiêu Văn Vơng đã dụ hàng đợc Trịnh Giác Mật làm yên lòng dân ở Đà Giang. Cha con Trịnh Giác Mật theo Trần Nhật Duật về triều ra mắt Nhân Tôn. Tiếp đến, Bố Già La cầm đầu đoàn công sứ Chăm Pa một trăm ngời tới Thăng Long. Họ đem voi trắng, vải trắng, trầm hơng và nhiều đồ quý, lạ đến dâng cùng với thông điệp xin binh cứu viện thật là khẩn thiết của vua Chiêm Indravarmanv. Cha con Trần

Quang Khải nhận lệnh của triều đình “tới cửa Thần Phù vào khoảng giờ tuất của ngày hôm sau. Một vạn quân điều động ngay tại cửa Thần Phù và một phần từ Thiên Trờng ra đã tề tựu đầy đủ. Chiến thuyền san sát nh lá tre. Các thuyền lấp lánh những ngọn đèn dầu lẻ loi, nom xa nh một bờ sao dày đặc của dải ngân hà vào những đêm tối trời” [25, 163]

Những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến vận nớc cùng một lúc đè lên vai triều đình Trần Nhân Tông. Cha bao giờ vận nớc nguy nan nh lúc này. Thời gian lịch sử đợc nhà văn kéo căng ra để diễn tả những bớc đi nhọc nhằn của đất nớc. Thời gian không phải tính bằng tháng, năm mà tính bằng

từng giờ, từng ngày nh lời Chiêu Minh Vơng căn dặn con trai: “Con đi chuyến

này là muôn khó, muôn khổ. Giúp cho Chiêm Thành không thua tức là thắng. Lại kìm giữ đợc chân quân Nguyên ở đâý càng lâu thì ở nhà cha và bá phụ càng có thời cơ chuẩn bị quân lơng mà kình chống với giặc. Con nên nhớ, thế n- ớc mình hiện nay đứng đợc là việc thế gian hy hữu” [25, 169].

Thời gian lịch sử trong Thăng Long nổi giận gắn liền với không gian chiến

trận của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai. Diễn biến của cuộc chiến này diễn ra nhanh chóng với nhiều trận đánh nổi tiếng của quân ta nh ALỗ, Tây Kết, Thăng Long và những chiến công vang dội thể hiện rõ hào khí Đông A. Nhịp điệu của thời gian diễn ra liên tục, tăng cấp song hành cùng với khí thế khi thì tiến công, khi thì phản công của quân dân nhà Trần. Âm hởng hào hùng của chiến trận tạo cho thời gian lịch sử có ý nghĩa to lớn. Đó là những mốc thời gian quan trọng đánh dấu vị thế của một triều đại trong hành trình lịch sử dựng nớc và giữ n- ớc của dân tộc.

Viết về chiến cuộc dữ dội, quyết liệt của quân dân nhà Trần chống Nguyên Mông, nhà văn không thể không nhắc đến những mốc thời gian quan trọng.

Cuối giờ dần ngày hai m

ơi tháng Tám, các quân đợc lần lợt gọi vào và diễu hành tại bãi sông bến Đông Bộ đầu” [25, 317]. Đó là ngày 20 tháng 8 năm Giáp Thân (1284) Hng Đạo Vơng duyệt toàn quân ở Đông Bộ Đầu. Cuộc duyệt quân đã thể hiện đợc khí thế hào hùng của dân tộc quyết tâm đánh giặc đến cùng. Tiếp

theo là những ngày tháng: “Lời tuyên triệu các bậc bộ lão về triều hội vào ngày mùng bảy tháng chạp, tại Diên Hồng cứ vang lên từ làng nọ sang xã kia” [25,

340], “Đại quân Thoát Hoan rầm rộ tiến vào đất ta vào lúc canh t ngày hai mơi

mốt tháng chạp” (ngày 21 tháng chạp năm Giáp Thân tức ngày 27 tháng 1 năm

1285) [25, 348], “Sang ngày mồng một tết, Thăng Long vắng ngắt. Hai cha con

Trần Thánh Tông cùng một vài quan đại thần vào dâng hơng trong nhà thái miếu” (Tết ất Dậu, tức là ngày 6 tháng 2 năm 1285) [25, 381], “Đúng mời ngày sau khi đánh vào Nội Bàng, Thoát Hoan lại nhất loạt đánh vào Vạn Kiếp”

(Ngày mồng sáu tháng giêng năm ất Dậu, tức ngày 12 tháng 2 năm 1285) [25,

396] và cuối cùng là ngày đại thắng: … “Tại Thăng Long, tiệc yên khao thởng

binh sĩ đặt trong điện Thái Bình” [25, 561]. Nh vậy cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đã nổ ra cuối năm 1284, kết thúc vào giữa năm 1285 với thắng lợi

vang dội của quân dân Đại Việt. Cuốn Thăng Long nổi giận chỉ phản ánh một

giai đoạn lịch sử hết sức ngắn, vẻn vẹn có bốn năm (1282-1285). Song bốn năm ấy đã khẳng định tinh thần và sức mạnh Đại Việt trong trờng kì lịch sử cổ kim của Việt Nam.

Cuốn Huyền Trân công chúa đợc viết trong một giai đoạn lịch sử có 7

năm. Mốc thời gian đợc tính kể từ sau khi Trần Nhân Tông nhờng ngôi cho con rồi vào hẳn Yên Tử coi sóc trực tiếp dòng Thiền Trúc Lâm do ông sáng lập và kết thúc ở cái chết của quốc vơng Chăm Pa: Chế Mân (1300-1307). Đây là giai đoạn lịch sử ít biến động nhất về mặt nội trị và bang giao. Song là thời điểm cực kì quan trọng để vua tôi nhà Trần xác lập một t tởng triết học cho riêng mình. Đó là học thuyết Trúc Lâm mà ngời kiến tạo là Trần Nhân Tông. Thời gian lịch sử đợc nhà văn thể hiện qua những sự kiện: cuộc du thuyết của Trần Nhân Tông về đạo Phật trong chốn dân dã. Những cuộc du thuyết đó của vua bày tỏ một khao khát

Làm sao cho quốc gia đại Việt ta sẽ là một niết bàn giữa trần gian

“ ” [26, 50].

Đặc biệt trong tác phẩm này, nhà văn miêu tả khá cụ thể hành trình của vua Trần Nhân Tông vào Chiêm. Đây là chuyến đi để liên kết với phía Nam nhằm rảnh tay đối phó với mặt Bắc. Hành trình vào Chiêm của vua Trần Nhân Tông kéo dài tới

11 tháng. Nhà vua vào Chiêm mợn cớ trao đổi về Phật giáo nhng thực chất là th- ơng thuyết cho quan hệ hoà hiếu giữa hai nớc nhằm giúp nhân dân hai nớc Chăm, Việt có đợc cuộc sống bình ổn sau chiến tranh. Cuộc thơng thuyết kì lạ trong lịch sử ấy đã tạo nên mối nhân duyên giữa Huyền Trân và Chế Mân mà sính lễ gồm cả hai châu: Ô, Lý. Đây là đờng lối ngoại giao mềm dẻo của một ông vua có t tởng hoà hiếu lớn. Chính t tởng này tạo cho triều Trần duy trì đợc nền hoà bình để phát triển đất nớc cờng thịnh.

Nhát cắt lịch sử cuối cùng đợc Hoàng Quốc Hải tập trung thể hiện là giai đoạn suy thoái của triều Trần kéo dài suốt 60 năm (1341-1400) đợc phản ánh rõ

nét trong Vơng triều sụp đổ. Đây là một giai đoạn lịch sử tồn tại nhiều triều vua:

Trần Dụ Tông, Nhật Lễ, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông Trần Thuận Tông.…

Nhà văn đã thẳng thắn chỉ ra cái xấu, cái ác, cái ngu muội, mu mô đen tối của vua quan nhà Trần, sự háo danh, háo sắc, thói đạo đức giả làm tê liệt cả một vơng triều. Thời gian lịch sử đợc biểu hiện thông qua các sự kiện, các nhân vật lịch sử nh sự kiện Trần Dụ Tông hoang dâm vô độ, đợc hoạn quan Mai Thọ Đức và ngự y Trâu Tôn tiếp tay đã giết hại 21 đứa trẻ để lấy mật chữa bệnh cho vua, sự kiện Chu Văn An, thầy học Trần Dụ Tông dâng thất trảm sớ nhng không đợc vua phê chuẩn đã cởi áo mũ về quê dạy học, sự kiện tôn thất nhà Trần nổi lên diệt Nhật Lễ

để lấy lại ngôi vua Những sự kiện cùng các nhân vật lịch sử ở giai đoạn cuối của…

triều Trần bị xoáy vào vòng quay của bánh xe trợt dốc lăn xuống nhanh chóng không thể kìm lại đợc. Và sự sụp đổ của nhà Trần là một tất yếu lịch sử bởi vì đấng quân vơng không biết nghe những lời nói thẳng của trung thần, không quan tâm tới cuộc sống đói khổ của nhân dân. Vua và vơng hầu chỉ lo ăn chơi, hởng lạc. Đó là điều làm cho một triều đại huy hoàng nhanh chóng đến hồi kết thúc. Viết về giai đoạn lịch sử này, nhà văn đã lặng lẽ đa ra một bài học kịch sử mà hậu thế không đợc phép quên.

Nh vậy, mỗi một tập sách phản ánh giai đoạn lịch sử dài ngắn khác nhau với số thời gian là 97 năm trên tổng số 175 năm của triều Trần. Mỗi tập sách có tính độc lập tơng đối nhng nếu đọc cả bốn tập thì chúng ta cũng có thể nắm đợc bối cảnh lịch sử chủ yếu của nhà Trần theo dòng thời gian của một triều đại.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w