Giọng châm biếm, mỉa mai

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 95 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng châm biếm, mỉa mai

Giọng điệu châm biếm, mỉa mai trong Anna Karênina đợc thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, đối thoại giữa các nhân vật.

Nhân vật Xapho Stond đợc miêu tả bằng một giọng mỉa mai rất rõ: “Trên đầu bà, sừng sững cả một dàn dáo tóc thật và giả vàng óng mợt. Thành thử đầu bà cũng đồ sộ ngang bộ ngực đầy ngồn ngộn và hở phanh. Bà đi dáng hăm hở đến nỗi mỗi cử chỉ đều làm hằn rõ dới chiếc áo dài hình khối đôi dầu gối hoặc đôi chân, và ngời ta bất giác tự hỏi, dới cái núi phục trang giả núng nính kia, đến đâu thì thật sự chấm dứt tấm thân mảnh dẻ và thanh lịch phía trên phơi ra mà đằng sau và phía dới lại che kín đến vậy” [57, 429]. Sự khập khiễng trong cách ăn mặc đi đứng của Xapho Stond đã làm nổi bật tiếng cời châm biếm, giễu cợt. Đó chính là sự khập khiễng giữa phía trên ngổn ngang, đồ sộ, hở hang và phía dới mảnh dẻ, che kín. Chân dung nhân vật này nh một bức tranh biếm họa di động giữa buổi tiệc.

Đối thoại giữa các nhân vật cũng thể hiện rõ giọng điệu châm biếm mỉa mai. Qua đối thoại nhân vật trực tiếp thể hiện thái độ mỉa mai của mình với đối tợng giao tiếp (Thể hiện nhiều trong các đối thoại giữa hai vợ chồng nhà Trerbaxki). Tiêu biểu là cuộc đối thoại sau khi buổi tiệc Kitti từ chối lời cầu hôn của Lêvin:

“- Bà đã làm gì à? Để tôi nói cho bà biết: một là bà đã quyến rũ một vị hôn phu. Matxcơva sẽ bàn tán chuyện ấy và bàn tán là phải. Trong các buổi tiếp tân, bà nên mời tất cả mọi ngời, chứ dừng mời riêng cái bọn rắp ranh bẳn sẻ theo ý bà lựa chọn. Cứ việc mời tất cả cái bọn nhãi nhép ấy (quận công vẫn gọi đám thanh niên ở Matxcơva nh vậy), thuê lấy một tên chuyên đập phá và cứ việc khiêu vũ đi, nhng đừng bố trí cuộc gặp gỡ nh tối hôm nay. Trông thấy tôi buồn nôn lắm! Và thế là bà đã đạt đợc mụch đích rồi, bà làm con bé đâm mê loạn! thàng Lêvin còn hơn thằng kia gấp nghìn lần. Những ngài chủ nhãi ở Pêtecbua này, ngời ta sản xuất ra chúng hàng loạt, thằng nào cũng giống thằng nào, toàn là đồ vô tích sự hết...

- Nhng tôi dã làm gì nào?” [57, 111].

Qua cuộc đối thoại, lão quận công đã mỉa mai thói đánh giá ngời qua tiền tài vật chất mà không nhìn vào bản chất bên trong con ngời của vợ mình. Bên

cạnh đó, ông còn tỏ thái độ xem thờng đến đám thanh niên trong xã hội thợng l- u qua cách gọi tên đối tợng này là “Những ngài chủ nhãi ở Pêtecbua”, “cái bọn rắp ranh”, “bọn nhãi nhép”, “đồ vô tích sự” và ngữ điệu trong lời nói. Tất cả tạo nên sự mỉa mai đối tợng mà ông hớng đến.

Các đối thoại thờng đợc Tônxtôi xây dựng theo kiểu đặt trong sự đối lập. Qua sự đối lập để thể hiện thái độ mỉa mai giữa các đối tợng giao tiếp.Đó là sự đối lập giữa suy nghĩ thật bên trong với lời nói phát ra bên ngoài bằng ngữ điệu châm chọc nhằm đạt đợc mục đích châm biếm đối tợng đang giao tiếp với mình (thể hiện qua những đối thoại giữa Lêvin và nữ bá tớc Noronxton, đối thoại giữa lão quận công với bà Stand, giữa Karênin và Betxi...). Mối quan hệ giữa Lêvin và Norxton “bề ngoài vẫn là bạn bè nhng khinh nhau đến mức không thèm để ý” [57, 102], vì thế mỗi lần gặp nhau Norxton chỉ thích chế diễu Lêvin:

“- A, Conxtantin Dimitrievirt! Thế là ông lại trở về giữa thành Babilon đồi trụy của chúng tôi rồi (...) - Thế nào phải chăng Babilon đã cải hóa hay chính ông đã h hỏng vậy? - bà nói tiếp, và đa mắt cời cợt nhìn Kitti.

- Tha nữ bá tớc, tôi rất lấy làm vui thích thấy bà còn nhớ kỹ câu tôi nói đến thế, - Lêvin đáp, chàng đã kịp trấn tĩnh và ngay từ đầu đã lấy lại cái giọng mát mẻ thờng dùng để nói chuyện với nữ bá tớc Norxton. - Hẳn nó đã gây ấn t- ợng mạnh mẽ đối với bà” [57, 102]. Trong đối thoại này Lêvin và Norxton đã quá hiểu nhau, những lới nói xã giao hỏi thăm nhau của họ ẩn chứa một thái độ mỉa mai rõ ràng. Mỗi lời họ nói đều ngụ ýchâm chọc, cố tình đánh bại, làm bẽ mặt đối phơng trớc tất cả mọi ngời.

Miêu tả mâu thuẫn giữa bản chất bên trong tồi tệ xấu xa, kệch cỡm với bề ngoài làm ra vẻ tốt đẹp qua y phục, ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật, Tônxtôi đã khắc hoạ thành công những chân dung biếm họa sinh động, làm toát lên tiếng cời mỉa mai châm biếm, phê phán bản chất tồi tệ của xã hội quý tộc. Bên cạnh giọng châm biếm, mỉa mai, trong Anna Karênina còn tồn tại một gam giọng khác đó là giọng điệu chính luận.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w