7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là một trong những phơng tiện nghệ thuật cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức về một vấn đề của hiện thực. M.Gorki đã từng khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ nh thế. Anh hoàn tòan không có khả năng miêu tả con ngời cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [21, 126].
Nhân vật văn học đợc hiểu là “con ngời cụ thể đợc miêu tả trong tác phẩm văn học (...). Là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ớc lệ” [28, 202]. Khái niệm nhân vật văn học thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng. “Đó không chỉ là con ngời, những con ngời có tên hoặc không tên, đợc khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những nhân vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngời” [21, 126], đợc dùng nh những phơng thức khác nhau để biểu hiện con ngời, cũng có khi đó cũng không phải là những con ngời, nhân vật cụ thể mà chỉ là một hình tợng về con ngời hoặc có liên quan đến con ngời đợc thể hiện nổi bật trong tác phẩm. Không thể đồng nhất nhân vật văn học với con ngời có thật trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngời. Tính cách là một hiện tợng và sản phẩm của xã hội lịch sử nên chức năng khái quát tính cách nhân vật của văn học cũng mang tính lịch sử. Tính cách là kết tinh của môi trờng, nên nhân vật văn học là ngời dẫn dắt độc giả vào các môi trờng khác nhau của đời sống, góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngời. Vì thế, nhân vật luôn gắn liền với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học đợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn
giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa các tuyến nhân vật. Bởi vậy, nhân vật gắn liền với cốt truyện.
Nếu loại hình kịch thờng tập trung vào miêu tả hành động thì trong tác phẩm tự sự, nhân vật thờng đợc chú ý miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ và thế giới nội tâm của nhân vật. Tất cả những đặc điểm này đợc thể hiện rất rõ trong các sáng tác của L.Tônxtôi, đặc biệt là Anna Karênina.