Bằng ngôn ngữ trực tiếp của ngời kể chuyện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 82 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4.1.Bằng ngôn ngữ trực tiếp của ngời kể chuyện

Ngời kể chuyện là hình tợng ớc lệ về ngời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, có vai trò “đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [28, 191]. Trong tiểu thuyết Anna Karênina, hình tợng ngời kể chuyện xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có khi náu mình kín đáo, góp phần không nhỏ vào việc thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.

Ngôn ngữ của ngời kể chuyện trong tác phẩm này diễn tả, bổ sung, phát triển nhiều nét tâm trạng trong thế giới tinh thần phong phú của nhân vật. Tâm

trạng phức tạp của Anna sau khi gặp Vrônxki đợc cụ thể hiện qua ngôn ngữ ng- ời kể chuyện: “Mới đầu, Anna thành thật tởng mình không bằng lòng vì chàng cứ tự nhiên theo đuổi nhng ít lâu sau khi ở Matxcơva về, trong một dạ hội, mà nàng đoán sẽ gặp chàng nhng chàng lại không đến, nàng thấy nỗi buồn tràn ngập trong lòng và nàng hiểu rằng mình đã tự dối lòng, rằng sự săn đón của Vrônxki chẳng những không làm nàng khó chịu mà còn chứa đựng tất cả lẽ sống của nàng” [57, 206]. Ngôn ngữ ngời kể chuyện diễn tả, bổ sung, phát triển thêm nhiều nét tâm trạng trong thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của nhân vật.

Ngôn ngữ của ngời kể chuyện còn là những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện tình cảm, thái độ trớc một hành động, một phản ứng nào đó của nhân vật. Đó là lời bình luận trớc hoàn cảnh của hai vợ chồng Anna: “Hai vợ chồng Karênin tiếp tục sống chung một nhà, ngày nào cũng gặp nhau, nhng vẫn hoàn toàn xa lạ. Alecxei Alecxandrovirt tự đề ra bổn phận hàng ngày phải thăm nom Anna để đầy tớ không thể đặt điều dị nghị, nhng ông tránh không ăn ở nhà. Vrônxki không bao giờ tới nhà Karênin, nhng Anna vẫn gặp chàng ở ngoài, và chồng nàng cũng biết thế” [57, 234]. Sau khi trần thuật lại tình cảnh của các nhân vật, ngời kể chuyện nhận xét, bình luận: “Hoàn cảnh thật đau khổ và hẳn không ai trong bọn họ đủ sức chịu đựng lấy một ngày nếu không hy vọng rằng sự tình sẽ đổi khác và đây chỉ là khó khăn tạm thời rồi sẽ mất đi thôi” [57, 23]. Lời bình luận này một mặt cho thấy hoàn cảnh thực sự của vợ chồng Karênin, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông cho hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ trong mối quan hệ tay ba: Anna - Karênin - Vrônxki.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 82 - 83)