Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 74 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.1.Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học. Đối thoại cũng là một cách để nhà văn hoàn chỉnh hơn chân dung của các nhân vật. Thông qua đối thoại, chúng ta sẽ thấy đợc rõ hơn thế giới tinh thần và quan điểm của các nhân vật đối với các vấn đề của cuộc sống. M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki khi bàn về đối thoại cũng đã viết: “Không thể chiếm lĩnh con ngời nội tâm, nhìn thấy và hiểu nó bằng cách biến nó thành khách thể của một sự phân tích vô can, trung tính. Không thể chiếm lĩnh nó bằng cách hòa nhập với nó, nhập cản vào nó. Không, chỉ có thể đến với nó và khám phá nó, đúng hơn là buộc nó tự bộc lộ - chỉ có con đờng đối diện với nó bằng đối thoại” [8, 234].

Trong Anna Karênina, đối thoại của các nhân vật thể hiện bản chất và tính cách khá rõ. Tiêu biểu là đối thoại giữa Anna và Karênin trong lần Anna từ nông thôn trở về Pêtécbua. Sau những tranh cãi, đến lúc cần kết thúc câu chuyện, Anna hỏi Karênin:

“- Alecxei Alecxandrovirt! Ông muốn gì ở tôi kia chứ?

- Tôi muốn cô không bao giờ gặp gã đàn ông đó ở đây. Tôi muốn cô xử sự thế nào để cả ngoài xã hội lẫn bọn đầy tớ đều không thể dị nghị về cô... Tôi yêu cầu cô không đợc gặp hắn nữa. Tôi tởng thế cũng không phải là đòi hỏi quá đáng. Để bù lại cô có thể hởng quyền lợi của một ngời vợ lơng thiện mà không

phải làm nghĩa vụ của mình. Điều tôi cần nói với cô tóm lại chỉ thế thôi. Bây giờ đến lúc tôi phải đi rồi. Tôi không ăn ở nhà" [57, 457].

Karênin nói chuyện với vợ bằng thứ ngôn ngữ y nh ngôn ngữ hành chính "Tôi yêu cầu cô", "tóm lại chỉ có thế thôi". Qua đối thoại bản tính của Karênin đợc bộc lộ là một con ngời máy móc, khô cằn. Ông đồng ý cho vợ ngoại tình với điều kiện phải giữ dìn danh tiếng cho ông. Cái mà ông cấn trong cuộc đời rút cục chỉ là cái danh tiếng hão.

Đối thoại giữa các nhân vật góp phần bộc lộ tâm lý và thế giới tinh thần nhân vật. Cuộc đối thoại giữa Anna và Vrônxki trớc khi Anna đến rạp hát là một ví dụ tiêu biểu. Khi Anna nói rằng sẽ đến nhà hát để xem hát, Vrônxki đã tỏ thái độ không đồng ý để cho Anna đi, họ tranh luận với nhau gay gắt:

“- Thế em không hiểu là... chàng nói.

- Mà tôi không muốn hiểu gì cả - nàng nói và gần nh thét lên. Tôi không muốn. Thử hỏi tôi có hối hận về những việc mình làm không? Không, không và không! nếu cần làm lại thì tôi sẽ làm nh cũ. Đối với chúng ta, đối với tôi, đối với anh, chỉ có duy nhất một chuyện duy nhất quan trọng thôi: là chúng ta yêu nhau. Những cái khác đều không đáng đếm xỉa tới. Tại sao ở đây chúng ta sống tách biệt nhau, không gặp mặt nhau? Tại sao tôi không thể đến đó đợc! Em yêu anh bất chấp tất cả, miễn là anh không thay lòng đổi dạ" [57, 743 - 744].

Những lời đối thoại của Anna thể hiện tâm trạng bực tức gay gắt khi Vrônxki không thể cùng nàng đến nhà hát và lại còn khuyên nàng không nên đến đó. Dờng nh nó đã bị dồn nén quá lâu nay mới đợc phát ra ngoài, vì thế sức nặng của lời nói và sắc thái của nó càng tăng lên.

Rất nhiều đối thoại trong Anna Karênina có xen độc thoại và đợc điều tiết bởi lời của ngời kể chuyện. Với những đối thoại nh vậy, nhà văn có thể khám phá chiều sâu tâm hồn cũng nh bản chất, ý thức của nhân vật. Cuộc đối thoại sau đây giữa Anna và Karênin sau cơn sốt hậu sản thể hiện rất rõ điều này:

"Alecxei Alecxadrovirt chào Betxi ở phòng khách lớn và quay về buồng vợ. Nàng đang nằm nhng nghe tiếng chân chồng vội ngồi dậy và theo dáng ngồi lúc trớc và sợ hãi nhìn ông. Ông thấy rõ là nàng vừa khóc

- Tôi rất cảm ơn mình đã tin tôi, - ông dịu dàng nhắc lại bằng tiếng Nga (trớc mặt Betxi ông nói câu này bằng tiếng Pháp) và ngồi xuống cạnh nàng. Mỗi lần ông dùng tiếng Nga gọi nàng bằng "mình", cách xng hô đó thờng khiến Anna rất khó chịu. - Và tôi cũng rất cảm ơn mình đã quyết định nh vậy. Tôi cũng nghĩ bá tớc Vrônxki đã ra đi thì tuyệt nhiên chẳng cần phải đến đây làm gì. Vả lại...

- Thì em đã nói nh thế rồi, không cần nhắc lại chuyện đó nữa! Anna đột nhiên ngắt lời ông với vẻ bực dọc không nén nổi "Tuyệt nhiên chẳng cần! Nàng nghĩ thầm. Một ngời đàn ông yêu một ngời đàn bà, toan tự tử vì nàng và không thể sống thiếu nàng đợc, mà lại tuyệt nhiên không cần phải đến từ biệt nàng!" Nàng mím môi và đa cặp mắt long lanh nhìn đôi bàn tay nổi gân xanh của chồng đang chậm rãi xoa vào nhau" [57, 591].

Lời ngời kể chuyện đan xen vào đối thoại đóng vai trò giải thích thêm những trạng thái tinh thần bên trong nhân vật không thể hiện ra bên ngoài, giúp ngời đọc hiểu tâm trạng của Anna lúc này: khó chịu, bực dọc. Mặt khác, những dòng độc thoại nội tâm xen vào cuộc đối thoại này cho thấy cuộc đối thoại ngầm diễn ra bên trong của Anna đối với Karênin. Một mặt, Anna nói với Karênin rằng không cần gặp Vrônxki theo đúng nh ý muốn của Karênin, mặt khác nàng lại hậm hực đối thoại ngầm với Karenin: “Một ngời đàn ông yêu một ngời đàn bà, toan tự tử vì nàng và không thể sống thiếu nàng đợc, mà lại tuyệt nhiên không cần phải đến từ biệt nàng!". Từ đó L.Tônxtôi nhấn mạnh sự phức tạp trong tâm lý của Anna lúc này.

Hình thức đối thoại trong tác phẩm cũng rất phong phú. Có những đối thoại rất ngắn nhng cũng có những đối thoại rất dài. Đối thoại ngắn thờng xuất

hiện khi nhân vật trong tâm trạng xúc động hoặc vội vàng. Có thể kể đến đối thoại giữa Anna và Vrônxki:

“- Tôi van em! - chàng nhắc lại, mắm lấy tay nàng. - Có nên nói ra không?

- Có, có, có...

- Em có mang rồi, nàng chậm rãi nói, rất khẽ.” [57, 287]. Sau một thời gian không đợc gặp Anna, Vrônxki quyết định đến nhà Karênin để gặp nàng. Tại đây Vrônxki nhận thấy tâm trạng Anna rất bất an, điều đó thể hiện thể hiện qua đôi bàn tay luôn run lên của Anna. Vrônxki cố gắng hỏi lý do vì sao khiến Anna nh vậy. Anna rất xúc động và ngập ngừng trong việc nói có nên nói ra việc mình có mang với Vrônxki hay không nên nàng nói rất ngắn gọn, còn Vrônxki thì hồi hộp và nóng lòng muốn biết lý do nên cũng hỏi và trả lời nhanh gọn. Hình thức đối thoại ngắn diễn tả những ý nghĩ ngắn ngủi của nhân vật, thể hiện giao tiếp diễn ra căng thẳng, hồi hộp. Đối thoại dài thờng xuất hiện khi nhân vật giới thiệu hoặc kể lại hoặc kể về một việc gì đó hoặc một ngời nào đó cho một ngời khác nghe. Hoặc khi nhân vật cần giảng giải về một vấn đề chính trị, xã hội nào đó.

Đối thoại giữa Vrônxki và Golenicsev diễn ra khá dài: “- Anh có quen ông Mikhailov đó không?

- Tôi đã gặp ông ta. Đó là một gã lập dị, không có chút giáo dục nào cả. Anh ạ, ông ta thuộc vào cái loại ngời tự do t tởng mà ngay từ đầu đã tự nuôi d- ỡng bằng những nguyên lý của chủ nghĩa vô thần, của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phủ định. Ngày xa - Golenicsev nói tiếp không để Anna và Vrônxki xen vào câu nào, - ngày xa mọt ngời tự do t tởng là một ngời đợc giáo dục trong sự tôn trọng tôn giáo, pháp luật, đạo đức, và do đấu tranh và lao dộng mà anh ta đạt tới tự do t tởng; nhng ngày nay lại xuất hiện một kiểu ngời tự do tởng tợng mới, tự nhiên nẩy nòi ra từng bầy, thậm chí họ cha từng nghe nói đến quy tắc đạo đức và tôn giáo cùng uy quyền, tự mình tiến tới phủ nhận hết thảy, tóm lại,

đó là bọn ngời man rợ. Ông ta thuộc loại đó. Nếu tôi nhớ đúng thì ông ta là con một viên thị vệ ở Matxcơva và không đợc học hành gì cả.” [57, 647], và Golenicsev tiếp tục trình bày về quan niệm của Mikhailov về các vấn đề nghệ thuật mà không quan tâm đến việc Anna và Vrônxki có nghe ông nói hay không. Đối thoại dài giúp cho nhân vật diễn tả đợc đầy đủ những ý nghĩ, những quan niệm của mình trớc một vấn đề gì đó mà họ quan tâm.

Nh vậy hình thức đối thoại phong phú trong Anna Karênina có tác dụng lớn trong việc thể hiện, diễn tả những quan điểm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ann karênina của l tônxtôi (Trang 74 - 78)