Lý giải sự tơng đồng và khác biệt

Một phần của tài liệu Thánh tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian việt nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ (Trang 51 - 54)

6. bố cục luận văn

3.1.4.Lý giải sự tơng đồng và khác biệt

3.1.4.1. Lý giải sự tơng đồng

Quy luật phổ biến trong văn học các thể loại ra đời sau thờng kế thừa những thể loại có đặc điểm gần gũi ra đời trớc nó. Đối với truyện truyền kỳ thể

loại gần gũi là truyện cổ tích, nên truyện truyền kỳ có sự tiếp thu ảnh hởng từ thể loại này là một tất yếu. Thánh Tông di thảo cũng không nằm ngoài quy luật đó, Lê Thánh Tông đã sử dụng một số cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ nh:

Truyện Ngọc Nữ về tay chân chủ vay mợn cốt truyện của truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Các truyện Yêu nữ Châu Mai, Hai Phật cãi nhau, Hai gái

thần, Tinh chuột... là sản phẩm của sự kết hợp giữa những chất liệu dân gian và

sự sáng tạo, tởng tợng của ngời viết truyện. Trong Truyện lạ nhà thuyền chài chúng ta tìm thấy nhiều mảnh vỡ của truyện kể dân gian với mô típ phổ biến khắp vùng Đông á và Đông Nam á: Một chàng trai lạc đến vùng biển và yêu con gái thuỷ thần. Chúng ta cũng tìm thấy những môtíp từ truyện Tinh chuột

của truyện kể về chuột hoá tinh biến thành ngời chồng đi xa và sống với vợ anh ta rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam. Những chi tiết đó là quá trình tác giả tiếp nhận truyền thống.

3.1.4.2. Lý giải sự khác biệt

Bắt đầu từ Thánh Tông di thảo phần văn bản gốc ra đời từ thế kỉ XV, thể loại truyền kỳ mới bắt đầu hình thành. Sau đó vào thế kỉ XVI có tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Rồi đến thế kỷ XVIII có thêm tác phẩm Truyền kỳ tân phả còn gọi là Tục truyền kỳ của Đoàn Thị Điểm. Đến cuối thế

kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX có Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích, và Ngoại

Truyền kỳ lục (cha rõ tác giả)...

Truyện truyền kỳ là bớc phát triển của văn học tự sự trung đại Việt Nam. Các tác phẩm truyền kỳ kể trên đều đợc xây dựng trên cơ sở của truyện dân gian thời trung đại, và về không gian hầu hết đều xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ. Các tác phẩm nh Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả có khá nhiều truyện

mang những đặc điểm của truyện kể dân gian vẫn đợc lu hành ở các địa phơng cùng với những di tích lịch sử. Trong đó có những truyện hết sức quen thuộc với

dân chúng nh Truyện ngời con gái Nam Xơng, Truyện Từ Thức hay Truyện bà

Chúa Liễu Hạnh...

Từ những cốt truyện dân gian nh vậy các tác giả truyện truyền kỳ đã h cấu thành những truyện hoàn chỉnh vừa có yếu tố hiện thực vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính t tởng sâu sắc vừa có giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm Thánh

Tông di thảo là hiện tợng tiêu biểu cho sự kế thừa và phát triển trong văn học.

Qua các truyện của Thánh Tông di thảo ta thấy đợc sự kế thừa sáng tạo của tác giả đối với văn học dân gian đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ. Tác giả đã thể hiện thành công nghệ thuật h cấu, đã đóng vai trò đặt nền móng cho thể loại truyền kỳ phát triển, cho nghệ thuật h cấu đựơc thể hiện vai trò quan trọng lý thú của nó trong thể loại truyện truyền kỳ.

Thánh Tông di thảo có thuộc tính h cấu và đã đi đúng quỹ đạo của văn

chơng. Đặc điểm h cấu ở Thánh Tông di thảo, nh đã thấy, là chịu ảnh hởng của hai thể loại là truyện dân gian và sử ký.

Cảm hứng chính của Thánh Tông di thảo còn hớng tới mang tính thời sự của cuộc sống. Tất nhiên không phải cái bình thờng diễn ra hàng ngày nh chúng ta quan niệm mà là cái bình thờng đợc kết hợp với những cái thần kỳ có vai trò khá quan trọng trong việc phát triển cốt truyện. Chất liệu cuộc sống đã thâm nhập sâu vào trong Thánh Tông di thảo không chỉ so với truyện cổ tích thần kỳ mà so với cả các tập truyện khác. Đặc biệt có những truyện ghi lại những điều vụn vặt trong cuộc sống nh Chuyện ngời hành khất giàu. Chuyện kể về bà ăn xin nghèo không quê quán, nhng khi chết bà để lại nhiều của cải không biết tích góp từ đâu ra. Tác giả đã đa ngời đọc chú ý đến bí ẩn về cuộc đời của bà ăn xin, dù sao đi nữa sự xuất hiện của những tầng lớp dới đáy xã hội cũng hé mở hàng loạt các vấn đề xuất hiện. Lê Thánh Tông luôn thực hiện hai quá trình đó là sự tiếp nhận các giá trị truyền thống và quá trình biến đổi nó dần thoát khỏi những ảnh hởng thụ động về nhiều mặt của văn học dân gian. Nên ngay khi vay mợn

các tình tiết thì tác giả cũng không sử dụng nguyên xi mà nó đợc biến đổi và mang hơi thở của các vấn đề xã hội đơng thời.

Một phần của tài liệu Thánh tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian việt nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ (Trang 51 - 54)