Dung hợp thể loại nhìn từ phơng diện thể hiện nhân vật tự sự

Một phần của tài liệu Thánh tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian việt nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ (Trang 69 - 72)

6. bố cục luận văn

4.1.2. Dung hợp thể loại nhìn từ phơng diện thể hiện nhân vật tự sự

Thánh Tông di thảo là tác phẩm có sự thể hiện của nhân vật tự sự độc

đáo. Trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử viết: Thánh

Tông di thảo có thêm nhân vật ngời kể chuyện xng “ta”. Nh truyện Hai Phật cãi nhau do “ta” trông thấy chứng kiến và kể lại, truyện Yêu nữ Châu Mai thì

có “ta” biết mợn gơm phù đổng đề trừ. Trong truyện Tinh chuột thì có “ta” đứng ra phán xử. Nhng ta ở đây là ngời biết chuyện chứ không phải là ngời kể chuyện. Sự hiện diện của tác giả trong truyện là một biện pháp thờng dùng trong truyền kỳ đời Đờng. Ví dụ Truyện Nhậm Thị của Thẩm Lý Kế... Nh vậy đây cũng là nét kế thừa và ảnh hởng từ truyền kỳ đời Đờng. Nhng nó có sự sáng tạo và mang đậm phong cách của tác giả Lê Thánh Tông, nội dung truyện thì mang tinh thần ngời Việt [57,297].

Giọng điệu của Thánh Tông cũng tách rời khỏi phong cách của dân gian, bởi những sáng tạo mang tính cá thể và bởi sự tham gia của nhà văn nh một nhân vật trong tác phẩm. Sự xuất hiện của nhân vật thứ ba, hiện thân của nhà văn - ngời chiến thắng có uy quyền của vị vua, ngời mang t tởng của tác giả. Đó là bớc tiến mới của thể loại khẳng định sức sáng tạo tự thân của nhà văn với sức lớn mạnh của hạt nhân tự sự. Sự dung hợp các thể loại đợc nhân vật tự sự thể hiện thông qua các bài thơ, phú, văn tế... từ đó thể hiện rõ hơn phong cách và t tởng của tác giả. Tác giả trực tiếp thể hiện suy nghĩ của mình thông qua sự dung

hợp thể loại, đó là phơng tiện tối u để chuyển tải nội dung đến ngời đọc. Nghệ thuật kể chuyện của nhân vật tự sự không chỉ đạt đến độ hấp dẫn mà ngòi bút bộc lộ rõ hơn nội tâm nhân vật. Đó là sự vui vẻ, nhàn nhã, thanh cao đợc thể hiện trong bài phú Lãng Bạc hồ và phú Tây - hồ hoài cổ trớc cảnh đẹp của phía tây thành đợc thể hiện trong truyện Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc:

Núi đá vừa tan, Hồ Tây thành thú, Cảnh ấy tình này, Rầy kim, mai cổ. ... .

Chợt nghe: Tiếng địch ai đa, Điệu chài ai xớng? Nh oán nh than Khi lên khi xuống, Hồn ai khóc ở đầm sâu. ...

Ta vội quay ra, Khách đã lìa xa.

Thì bóng ngời còn thấy đâu mà... Chỉ thấy nớc hồ bao la,

Lau xanh và sơng mờ!

Bài phú nh một lời tự sự để kể về những cảnh tợng kỳ bí tiếp theo. Bài phú cũng thể hiện đợc tài năng, tâm trạng của tác giả trớc cảnh đẹp của sông n- ớc. Bài phú là cầu nối để xuất hiện cảm xúc boăn khoăn của hoàng tử sau lần giáp mặt với khách tiên:

“Ta ngồi nghĩ: Đêm nay có khánh tiết gì mà ngời ấy lại nói nh thế? Hoặc giả nói khác để lấy cớ từ chối chăng ? Hay là thần thánh gì đây ?

Kinh rợn lạnh toát cả ngời, ta bèn sai tiểu tốt quay thuyền lên bờ về phủ nằm nghỉ. Nhng nằm không yên giấc, thắp đèn lên ngồi. Một mình buâng khuâng nghĩ rằng: “... Tại sao chỉ nửa thuyền trăng tỏ, khúc địch véo von, đã làm cho ta thay đổi, coi thờng mọi vị trâm cam không bằng một bầu mây nớc. Nỗi lòng này là do từ đâu?

Ngồi cho đến sáng không hề chợp mắt”.

Sự xuất hiện của bài phú đã thể hiện đợc phong thái đĩnh đạc, tài cao của hoàng đế, với thứ văn phong khác hẳn so với truyện dân gian và truyện kỳ ảo tr- ớc đó.

Nhân vật tự sự thể hiện rõ năng lực của tác giả hiểu và nắm rất rõ những sự việc đang diễn ra và có năng lực siêu phàm là giải quyết đợc các vấn đề. Trong Truyện Hai gái thần tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của hai ngời con gái chỉ qua hai câu thơ:

Triệu Yến cùng xe hờn kém sắc, Thôi Oanh đối diện thẹn thua xinh.

Tình tiết sự việc và nguyên nhân xuất hiện của hai ngời phụ nữ này đợc tác giả thể hiện qua hai khúc hát.

Ngời nhiều tuổi hát rằng:

Ngựa không vẩy! Ngựa không vẩy, Con báo thù cha ai rằng không phải? Thấm thoát giáp hoa gần nửa đấy! Mẹ vậy! mẹ vậy!

Gío cuốn không thể nhờ, Cánh bay không thể cậy.

Mối giận Kim lân dốc sông ngòi, Đêm ngày tóc bạc lo ngay ngáy.

Ngựa không vẩy! ngựa không vẩy!

Cô gái trẻ hát rằng:

Đông ngu! Đông ngu! Đã trải ba thu,

Ba thu chữ độc nặng căm thù. Núi có cây dâu, thiếp có hiền phu. Thế nào ru? thế nào ru?

Khua ngọc chơi đế đô,

Cha thể chừa cơm lên thiên cù Lên thiên cù, cùng hoan ngu. Kìa kìa đỉnh núi tợng nàng Tô.

Câu hát xuất hiện ngắn gọn nhng chứa đựng cả câu chuyện của cuộc đời. Tác giả nắm rõ và giải quyết mọi việc êm thấm. Năng lực của tác giả siêu phàm vì thế với những chuyện của trần gian, của thần linh ma quỷ tác giả đều có thể xử lý. Nó thể hiện đợc quyền hạn tối cao của vị hoàng đế, nắm quyền sinh, quyền sát trong tay.

Trong các truyện khác nh Truyện tinh chuột, Bài ký một giấc mộng... sự xuất hiện của nhân vật tự sự lại đợc nhìn từ phơng diện dung hợp thể loại thì tác giả đã chuyển tải thành công hơn t tởng đến ngời đọc.

Dung hợp thể loại là loại hình khá phổ biến trong văn học trung đại và là đặc trng của thể loại truyện truyền kỳ nhng với sự thể hiện độc đáo của Lê Thánh Tông thì tác dụng của nghệ thuật này đợc phát huy cao hơn. Nó vừa thể hiện đợc tài năng, quyền lực, t tởng của tác giả, vừa khai thác sâu hơn nội tâm của các nhân vật.

Một phần của tài liệu Thánh tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian việt nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w