6. bố cục luận văn
4.2.1. Thống kê, phân loại các truyện có sự dung hợp thể loại ở ha
Thánh Tông di thảo là tập văn xuôi chữ Hán gồm 19 truyện và phụ lục Con tằm vàng, phụ lục này là văn bản đợc dịch ra ngắn nhất (bản dịch tiếng
Việt một trang), và có nội dung khá hoàn chỉnh, vì thế chúng tôi xem nh một truyện, nh vậy có thể nói Thánh Tông di thảo gồm 20 truyện.
Trong số 20 truyện của Thánh Tông di thảo thì có 13 văn bản truyện truyền kỳ có 11 văn bản có sử dụng các bài đoản thi. Đặc biệt truyện Ngời trần
ở thuủy phủ có tới 15 bài đoản thi và hai bài phú, chiếm khoảng một nửa số
dòng của truyện. Hay truyện Ngời trần ở thuỷ phủ thì ngay đầu truyện đã xuất hiện liên tục những bài thơ. Truyện đợc dịch ra tiếng việt (hơn 17 trang), trong đó đã có tới hơn 9 trang là sự pha trộn của các thể loại, mà thơ là phần nhiều.
Trong truyện Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc tác giả đã làm bài phú dài (chiếm đến 1/3 dung lợng của truyện). Chức năng của phần văn biền ngẫu là phơng tiện để biểu hiện tính cách nhân vật đợc tinh vi tế nhị hơn, miêu tả phong cảnh một cách ý vị hơn, nó có vai trò mở ra và kết nối các yếu tố kỳ ảo... đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của ngời đọc.
Ngoài việc thể hiện rất thành công văn xuôi, Lê Thánh Tông đã sử dụng rất nhiều những bài thơ, từ, phú, bài hát ... trong tác phẩm để thể hiện đa dạng hơn t tởng, nội dung mà tác giả muốn gửi gắm đến ngời đọc. Đây là phơng cách sáng tạo có nhiều u thế, nó tạo ra một lối viết mở, tác giả có thể mở rộng đề tài của mình về ngời phụ nữ, về tình yêu đôi lứa. Giữa phơng thức tự sự và phơng thức trữ tình tác giả đã tìm thấy sự dung hoà, làm cho tác phẩm luôn luôn sinh động, không nhàm chán, sự pha trộn giữa các thể loại khi cấu thành văn bản đã trở thành nét nghệ thuật độc đáo của thể loại truyền kỳ mà Thánh Tông di thảo
là tác phẩm khá tiêu biêu. Ta cũng bắt gặp sự dung hợp thể loại này trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong số 20 truyện của Truyền kỳ
mạn lục thì có đến 14 truyện có sự pha trộn thể loại bao gồm các truyện: Câu chuyện ở đền Hạng Vơng, Chuyện ngời nghĩa phụ ở khoái châu, Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện nghiệp
oan của Đào thị, Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện yêu quái ở Xơng Giang, Chuyện đối đáp của ngời tiều phu ở núi Na, Chuyện nàng Tuý Tiêu, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện Lý Tớng Quân, Chuyện Lệ Nơng, Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa.