Nước thải công nghiệ p

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 124 - 128)

Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Từng loại nước thải không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfur; nước thải của xí nghiệp ắc quy có nồng độ acid,

Khi nước thải công nghiệp được xả vào các ao hồ như là một biện pháp xử lý thì các chất ô nhiễm có thể thấm sâu qua đất vào nguồn nước. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào độ

sâu của mực nước ngầm nơi xả, thành phần và tính chất của các chất ô nhiễm có trong nước thải, thành phần và cấu trúc của các lớp đất phía trên mực nước ngầm.

Bảng 4.5. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp

STT Ngành công nghiệp Các chất ô nhiễm chủ yếu BOD5 (mg/L)

1 Bò sữa, chế biến sữa C, F, P 1.000 ÷ 2.500 2 Chế biến thịt SS, P 200 ÷ 250 3 Chế biến gia cầm SS, P 100 ÷ 2.400 4 Chế biến thịt muối SS, P 900 ÷ 1.800 5 Kết tinh đường SS, C 200 ÷ 1.700 6 Bia C, P 500 ÷ 1.300 7 Đồ hộp (trái cây) SS, C 500 ÷ 1.200 8 Thuộc da SS, P, sulphide 250 ÷ 1.700 9 Bảng mạch điện tử kim loại nặng ít 10 Giặt ủi SS, C, bột giặt, dầu 800 ÷ 1.200

11 Hóa chất SS, có tính acid hay base cao 250 ÷ 1.500 [Nguồn: Gerard Kiely (1997)]

Khung 4.2 Ô nhim ngun nước do nước thi chưa x lý t các Khu công nghip và doanh nghip trên địa bàn tnh Đồng Nai đã và đang báo động

Tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa VII, Thường trực HĐND tỉnh

Đồng Nai đã có báo cáo giám sát chuyên đề về môi trường đối với việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp (KCN) và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại phiên chất vấn, ông Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, trong phần giải trình còn cho biết thêm là lượng nước thải của một số KCN, doanh nghiệp chưa qua xử lý, thải ra ngoài, chảy lòng vòng rồi đổ về Nhà máy nước Thiện Tân. Sự thật về xử lý nước thải, thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mới chỉ có khoảng 22% nước thải được xử lý, còn tới 78% nuớc thải chưa qua xử lý thải ra môi trường và khoảng trên 2/3 lượng nước này đổ ra sông Đồng Nai.

Ghi nhận được từ kết quả giám sát là đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh hiện có 21/27 KCN được thành lập đi vào hoạt động, với lượng nước thải hơn 68.000m3/ ngày đêm, trong đó khoảng 20.000m3 thải vào sông Thị Vải và hơn 48.000m3 thải ra sông Đồng Nai, thì chỉ có trên 20.000m3 được xử lý tại 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Với 10/21 KCN đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong tình trạng... quá tải hoặc nước thải đã qua nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn chưa đạt yêu cầu. Như ở khu công nghiệp Loteco, lượng nước thải thực tế gần 5.000m3/ngày đêm, gấp 2 lần so với công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung (công suất hệ thống xử lý là 2.500 m3/ngày đêm) và nhiều thông số về xử lý nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường. KCN Biên Hòa 1 có lượng nước thải khoảng 15.000m3/ngày đêm, thế nhưng chỉ có 16 nhà máy ký hợp đồng đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung ở KCN Biên Hòa 2 với khoảng 200m3/ngày đêm. Phần lớn lượng nước thải của các nhà máy thoát qua cống chung của KCN và đổ thẳng ra sông Đồng Nai... Nhiều khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung khác vẫn còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn môi trường qui định (như màu sắc, COD, BOD, SS, dầu mỡ khoáng, chì, coliform... vượt tiêu chuẩn cho phép). Qua kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường, ở 13 KCN có nguồn nước thải lớn và đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung ít nhiều đều gây ô nhiễm về môi trường với mức độ có khác nhau.

Đáng lo ngại hơn là nhiều KCN đã thu hút nhiều nhà máy đi vào hoạt động và có lượng nước thải khá lớn nhưng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn còn... nằm trên giấy do vướng mắc về giải phóng mặt bằng hoặc thủ tục xây dựng. Điển hình như KCN Hố Nai (giai đoạn 1) đến nay đã cho thuê 82% diện tích đất với lượng nước thải phát sinh khoảng 3.500 m3/ngày đêm, cần chú ý là công ty cổ phần KCN Hố Nai đã cho thuê cả phần đất quy hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 và công ty báo rằng chuyển việc đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp sang giai đoạn 2 và đến nay chưa đầu tư do còn vướng các thủ tục đầu tư, xây dựng. Theo đánh giá của ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thì KCN Hố Nai chưa đủđiều kiện đầu tư giai đoạn 2 (một trong điều kiện bắt buộc đó là giai đoạn 1 phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung). Đến nay UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp công ty cổ phần KCN Hố Nai sớm hoàn tất thủ tục để đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 tại phần đất mở rộng ngoài giai

đoạn 1. Cơ quan môi trường đã kiểm tra chất lượng nước thải tại 4 cống thải của KCN này đều không đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đối với các doanh nghiệp trong KCN Hố

Nai cũng trong tình trạng chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã giám sát tại công ty Tuico, cho thấy công ty cũng tận dụng hết phần diện tích đất thuê làm nhà xưởng sản xuất, không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nay công ty báo là đã hết đất cho nên không đầu tưđược hệ thống xử lý nước thải cục bộ? Rồi đến Công ty CQS cũng chưa đầu tưđúng mức hệ thống xử

lý nước thải, chất lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của KCN Hố Nai. Cả hai công ty Đoàn đến giám sát đều đã bị UBND tỉnh phạt với số tiền từ 26 đến 30 triệu đồng. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên Môi trường thì KCN Hố Nai được xếp vào danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khu công nghiệp Sông Mây (giai đoạn 1) đã có 36 nhà máy đi vào hoạt động với nguồn nước thải 2.500m3/ngày đêm nhưng chỉ có 8 nhà máy có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Mây chậm là vì chưa được bàn giao mặt bằng, mặc dù sự việc này đã được Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị phải thực hiện gấp cách nay đã 2 năm, nhưng đến nay vẫn còn nằm trong vòng “chỉđạo”.

Khu công nghiệp Bàu Xéo đã cho thuê 87% diện tích đất với lượng nước thải 2.800 m3/ngày đêm, song hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa xây dựng vì chưa được phê duyệt thiết kế chi tiết các hạng mục công trình... Qua kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường, các KCN đã có nhà máy đi vào hoạt động nhưng chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải đều có nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải với mức độ ô nhiễm cao.

Có thể nói, đến thời điểm này thì còn nhiều KCN như Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, Thạnh Phú, Ông Kèo, dệt may Nhơn trạch, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch 5, thì việc đảm bảo thời hạn đến cuối năm 2008 phải hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung là không thể thực hiện. Còn đối với các KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, thì phải nâng công suất xử lý để đáp ứng yêu cầu lượng nước thải thực tế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra để xử lý triệt để các thông số ô nhiễm trong nước thải còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Sự chậm trễ trong việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung không chỉ phụ thuộc vào các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, mà còn có trách nhiệm của các địa phương trong việc giải phóng mặt bằng giao

đất cho doanh nghiệp và cả việc nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh là vào cuối năm 2008 phải đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Đối với các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn tỉnh có 110 doanh nghiệp với lưu lượng nước thải là 136.485 m3/ngày, tuy nhiên mới có 16/110 doanh nghiệp có hệ

thống xử lý nước thải, xử lý được 23.150 m3/ngày, như vậy còn 113.335 m3 nước thải không qua xử lý từ các doanh nghiệp này vẫn hàng ngày thải ra môi trường.

Như vậy, nếu so với Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 ÷ 2010 và Chương trình hành động số

05/Ttr-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thì khó đạt cả về mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ

môi trường và không thể đảm bảo chỉ tiêu là đến 31/12/2008 tất cả các KCN phải đầu tư xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung. Qua tình hình nêu trên cho thấy

một sự thật về ô nhiễm nguồn nước mà nhân dân Đồng Nai đã và đang phải gánh chịu. Ông Trần Đình Thành - Chủ tịch HĐND tỉnh - tại kỳ họp đã phát biểu: “Không thể

phát triển công nghiệp mà để hy sinh môi trường”, sông Đồng Nai không phải của riêng nhân dân Đồng Nai, nó là nguồn cung cấp nước cho nhiều địa phương khác, chúng ta không thể yên lặng mà chấp nhận sự hy sinh này; ông cũng nhấn mạnh “Không phát triển thêm KCN nữa mà giữ ở con số 27 KCN để thu hút lấp đầy và đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, trong đó phải chú ý đến đầu tư các hạng mục xử lý môi trường

đối với nước thải, khí thải và chất thải”, phải kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, đồng thời kiên quyết đóng cửa các KCN, các doanh nghiệp nếu đến ngày 31/12/2008 không có hệ thống xử lý nước thải.

[Nguồn: Nguyễn Thị Phi (2008)]

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)