Một số kinh nghiệm của thế giới về quản lý lưu vực sông

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 184 - 195)

Hiện nay việc đổi mới thể chế trong QLLVS ở các nước thường tập trung vào hai việc: (1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan

đến quản lý nước ở lưu vực sông như xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế lại các công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước).

Trên thế giới đã có hàng trăm các TCLVS được thành lập. Các tổ chức này có cơ cấu tổ

chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy thuộc vào mỗi nước và điều kiện các lưu vực sông. Sự khác nhau thường tập trung vào các điểm chính: hình thức tổ chức, chức năng, mức độ tham gia trong quản lý nước của TCLVS, phương thức hoạt động, cơ

chế tài chính.

- V hình thc ca TCLVS: Các hình thc ca TCLVS trên thế gii có th quy thành ba loi ph biến như sau: cơ quan thy v lưu vc sông; y hi lưu vc sông, hi đồng lưu vc sông.

o Cơ quan thủy vụ lưu vực sông: là hình thức TCLVS có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Ví dụ Cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce (Mỹ), Cơ quan thủy vụ Núi tuyết (Úc)... Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.

o Ủy hội lưu vực sông: là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ lưu vực sông về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông. Một Ủy hội lưu vực sông thường bao gồm một hội đồng quản lý đại diện cho tất cả các bên quan tâm và có một văn phòng kỹ thuật chuyên sâu hỗ trợ. Ủy hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Ủy hội có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô

hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực. Một sốỦy hội lưu vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cảđầu tư ) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một Ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt. Ví dụ về loại tổ chức này nhưỦy hội sông Murray- Darling (Úc), Ủy hội sông Mê-Kông...

o Hội đồng lưu vực sông: là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội

đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng nhưđại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Hình thức này có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Ví dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma - Chapala được thành lập năm 1993 (Mexico).

- V chc năng và nhim v: Qun lý nước theo lưu vc sông có s khác bit so vi qun lý nước theo địa gii hành chính ca các tnh ch phm vi xem xét và gii quyết ca qun lý nước đây là trên toàn b lưu vc sông, trong đó chc năng ca qun lý nước có th bao gm hai loi: đề ra các tiêu chun, kim tra, điu hành các t

chc chu trách nhim qun lý vn hành các công trình khai thác s dng nước; qun lý và điu hành v tài nguyên nước trên toàn b lưu vc sông.

Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của TCLVS phải tương xứng với yêu cầu quản lý của lưu vực sông trong thực tế, trong đó chú trọng những yêu cầu cốt yếu. Với một lưu vực sông cụ thể tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn một số chức năng chính và tối cần thiết để thực hiện trước. Các chức năng khác có thểđưa vào trong tiến trình thực hiện các giai đoạn sau.

Có thể thấy rằng gần như tất cả các TCLVS đều có chức năng lập quy hoạch quản lý lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch này trong quá trình thực hiện. Ngoài quy hoạch, TCLVS có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vận hành hệ thống công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước nhưng với các mức độ khác nhau tùy theo hình thức của TCLVS.

Trong thực tế, các TCLVS đều tập trung vào việc xây dựng và phát triển các chiến lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi lưu vực; có ít các TCLVS tham gia trực tiếp vào quản lý vận hành các công trình cụ thể mà việc này thường dành cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính đảm nhiệm. Từ chức năng có thể xác định cụ thể các nhiệm vụ của TCLVS trong quy hoạch và quản lý nguồn nước của lưu vực sông.

- V quyn hn ca TCLVS: quyn hn ca TCLVS phi được th chế hóa trong các văn bn ca nhà nước và phi tương xng vi nhim v trong qun lý nước ca TCLVS được nhà nước giao cho. Trong thc tế có TCLVS tp trung rt nhiu quyn lc và đảm nhim phn ln các ni dung ca qun lý nước k c điu tra quan trc các s liu khí tượng thy văn, s liu cht lượng nước, đầu tư xây dng và qun lý

vn hành các công trình s dng nước va và ln (chng hn các T chc qun lý lưu vc các sông ln ca Trung quc như sông Trường Giang, Hoàng Hà…). Ngược li cũng có TCLVS có rt ít quyn hn trong qun lý nước mà ch đóng vai trò như mt t chc tư vn đóng góp các ý kiến v qun lý lưu vc sông cho các cp chính quyn, không tham gia bt k các hot động qun lý nước c th nào.

- Cơ chế tài chính: hot động ca TCLVS cn có ngun kinh phí n định lâu dài. Ngun tài chính này có th da trên s tr giúp ca nhà nước, các t chc quc tế

hoc đóng góp tài chính ca các tnh, các h dùng nước được hưởng li trên lưu vc sông. Trong thc tế phn ln các t chc lưu vc sông trên thế gii được trích mt phn ngun thu t thuế tài nguyên nước và phí ô nhim nước cho các hot động qun lý ca mình.

- Thành phn tham gia: TCLVS còn là mt din đàn để tt c các bên liên quan trao đổi, tho lun, gii quyết các tranh chp và tìm tiếng nói chung trong qun lý s

dng và bo v tài nguyên nước. Vì thế, TCLVS cn có s tham gia ca tt c các thành phn liên quan đến qun lý nước và phi có đầy đủ quy chế cho thc hin s

tham gia này. Các thành phn tham gia trong mt TCLVS thường bao gm cơ quan qun lý cp Trung ương, đại din ca các tnh và địa phương, đại din ca các B ngành dùng nước, đại din ca cng đồng các người dùng nước. Tùy theo chc năng và nhim v ca mi TCLVS mà mc độ tham gia ca các thành phn này có th khác nhau, to nên đặc đim riêng v hot động ca mi t chc lưu vc sông.

c)Áp dng qun lý nước theo lưu vc sông Vit Nam

Về vấn đề quản lý các lưu vực sông ở nước ta, ngoài các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Mê-Kông, nước ta còn một số các lưu vực sông tương đối lớn chảy qua nhiều tỉnh như sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Sre-pok, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba, sông Cái Phan Rang... Các lưu vực sông này

đang tồn tại nhiều vấn đề trong quy hoạch cũng như quản lý nguồn nước nên cũng rất cần nghiên cứu các mô hình quản lý lưu vực thích hợp.

- Về yêu cầu đối với Tổ chức lưu vực sông ở nước ta: để TCLVS sau khi thành lập có thể hoạt động được, các TCLVS cần có hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện và bối cảnh của lưu vực sông của nước ta. Nhiệm vụ của TCLVS không được trùng lặp với nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý nước của hệ thống quản lý nước hiện hành của các tỉnh trên lưu vực. TCLVS cần có cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác trong quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành chính hiện hành. TCLVS phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và môi trường tham gia trao đổi các ý kiến và thống nhất cách giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý nước, trong đó phải coi trọng sự tham gia của cộng đồng.

Điều này phải được thể hiện trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của TCLVS.

- Về chức năng lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông: việc lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông là một trong những chức năng cần có của các TCLVS. TCLVS là tổ chức phù hợp nhất đảm nhiệm công tác quy hoạch lưu vực sông để xác định các chính sách và chiến lược thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên môi trường liên quan khác, quản lý và bảo vệ lưu vực sông. Điều này cũng phù hợp với Luật Tài nguyên nước cũng như chức năng Nhà nước đã giao cho các Ban quản lý quy hoạch các lưu

vực sông đã thành lập ở nước ta như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Mê-Kông, sông Đồng Nai.

- Về chức năng quản lý nước cũng như mức độ tham gia trong quản lý nước: các TCLVS của nước ta có cần tham gia trong quản lý nước của lưu vực hay không và nếu có thì nên ở mức độ nào là phù hợp? Có thể thấy rằng các lưu vực sông của nước ta đang có nhiều tồn tại và bức xúc trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo gỡ. Đây là hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ

nhiều năm qua để lại đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương, nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ

lưu vực sông cả về số lượng và chất lượng thì gần như chưa có cơ quan chịu trách nhiệm (chẳng hạn vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước, giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu nước cho hệ sinh thái...). Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho việc thực hiện các nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức năng này cho tổ chức lưu vực sông.

- Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của TCLVS: là một tổ chức có vị trí độc lập, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động điều phối, theo dõi giám sát và tư vấn cho nhà nước và các tỉnh về các hoạt động sử dụng nước và xâm phạm đến tài nguyên nước. Có sự tham gia đầy đủ của các thành phần liên quan thông qua các đại diện có vị trí tương xứng trong Ban hay Hội đồng điều hành của TCLVS. Hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của các tỉnh và các ngành dùng nước trên lưu vực. TCLVS cần sử dụng quyền lực của các Tỉnh, Bộ và ngành liên quan thông qua vai trò và vị trí của các thành viên đại diện của tỉnh, Bộ và ngành tham gia trong Hội đồng đại diện của TCLVS để thực hiện các quyết định điều phối và quản lý.

Các phân tích trên cho thấy việc giao trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử

dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông cho các TCLVS của nước ta như phần lớn các TCLVS trên thế giới thường đảm nhận là rất cần thiết để khắc phục các tồn tại của cách quản lý nước riêng rẽ theo địa giới hành chính hiện hành. Tuy nhiên, để không chồng chéo thì các TCLVS ở nước ta không nên tham gia vào các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng nước của hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính hiện hành mà TCLVS chỉ nên đóng vai trò theo dõi, kiểm soát và trợ giúp cho hoạt động quản lý nước của các tỉnh và địa phương trên lưu vực sông hài hòa với nhau, vì quyền lợi riêng của các tỉnh cũng như cả lợi ích chung của toàn bộ lưu vực sông. Mặt khác, chỉ có được giao cho tham gia trực tiếp vào việc chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trên lưu vực sông thì TCLVS mới có vai trò và ảnh hưởng rõ rệt tới phát triển của lưu vực sông và hơn nữa có thể sử dụng một phần các nguồn thu về thuế, phí tài nguyên nước... cho các hoạt động thường xuyên của TCLVS.

Khung 6.1 Cứu nguy sông Sài Gòn - cần một giải pháp tổng hợp

Sông Sài Gòn với chiều dài gần 110km, chảy qua 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng nhất cho hơn 10 triệu dân trong lưu vực, đang bị nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và cả

sinh hoạt từ các khu dân cưđầu độc ở mức độ báo động khẩn cấp. Với viễn cảnh này thì chẳng bao lâu nữa sông Sài Gòn có thể sẽ trở thành sông Thị Vải thứ hai như Giáo sư - tiến sĩ Lâm Minh Triết đã nhận định: “nếu không cương quyết thực hiện (việc bảo vệ

nguồn nước) thì sông Sài Gòn cũng sẽ trở thành “dòng sông chết” trong tương lai gần”. Nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra, nhưng những gì các nhà khoa học nêu ra đến nay chỉ

dừng lại với việc và cảnh báo tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn và xác định các nguyên nhân chứ chưa có liều thuốc cụ thể cho căn bệnh ô nhiễm này. Vậy liệu có giải pháp tổng thể nào cho vấn đề này không?

Với một dòng sông như sông Sài Gòn - chảy qua địa phận nhiều tỉnh, để giải quyết vấn

đề ô nhiễm thì việc quản lý không thể thực hiện đơn giản phân khúc địa lý theo kiểu hành chính được. Rõ ràng là “nước chảy bèo trôi”, một sự cố gây ô nhiễm ở Tây Ninh, Bình Dương (thượng lưu) có thể dễ dàng lan tỏa tới TP. Hồ Chí Minh (hạ lưu). Chuyện ô nhiễm kênh Ba Bò là một ví dụ sống động nhất. Việc chỉ lo xử lý nước sông ở tại TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ là giải quyết phần ngọn, không bao giờ giải quyết dứt điểm được vấn đề. Do đó, cần thực hiện ngay việc quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực. Việc quản lý tổng hợp sông theo lưu vực là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 184 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)