Yêu cầu quản lý

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 39)

Khi lập kế hoạch khai thác, đánh giá môi trường nước cho một vùng hoặc một lưu vực cần phải đánh giá đầy đủ ba loại đặc trưng của tài nguyên nước:

- Số lượng nước: biểu thịđộ phong phú của tài nguyên nước trên một vùng lãnh thổ. - Chất lượng nước: hàm lượng của các chất hòa tan hoặc không hòa tan trong nước (có

lợi hoặc gây hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng nước).

- Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy theo thời gian. Sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật chuyển động của nước trong sông, sự chuyển động của nước ngầm, các quá trình trao

đổi chất hòa tan, truyền mặn…

Kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước, việc khai thác hợp lý tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

2. Giáo dc trong cng đồng

Cần giáo dục cho người dân biết nhân loại đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng môi trường ngày một trầm trọng hơn. Ðây là hậu quả tất yếu của những khủng hoảng về dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Trong đó sự bùng nổ dân sốđóng vai trò chủ chốt. Một khi người dân biết rõ được mối nguy cơ đe dọa đến môi trường, họ sẽ

chung tay cùng giải quyết các vấn đềđó.

Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cùng nhau cải thiện các điều kiện vệ

sinh trong hộ gia đình và nơi công cộng. Ðồng thời phổ biến các điều luật bảo vệ môi trường để người dân nắm vững và chấp hành.

3. Tăng cường kh năng t làm sch ca ngun nước

Tự làm sạch nguồn nước là sự phục hồi trạng thái nước ban đầu nhờ các quá trình thủy

động học, lý học, hóa học, sinh hóa… diễn ra trong nguồn nước,

Bản chất của tự làm sạch nguồn nước là sự xáo trộn pha loãng nước thải với nguồn nước, sự phân hủy và chuyển hóa các chất bẩn trong nguồn nước. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc nhiều yếu tố như loại nước thải, chếđộ thủy động học của nguồn nước, đặc điểm khí hậu.

I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam

Có thể nói ở Việt Nam vấn đề quản lý tài nguyên nước bền vững chỉ bắt đầu được đề cập đến vào thập kỷ 80. Và cho đến cuối thế kỷ 20 chính phủđã có nhiều mối quan tâm hơn về vấn

đề này thông qua những luật định, chính sách… có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước.

a) Các chính sách và chiến lược cp quc gia

Trong những thập niên gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật

Tài nguyên nước và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo đã cung cấp các quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Qua đó tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Cấu trúc của Luật Tài nguyên nước 1998 gồm có 10 chương với 75 điều được phân bố:

- Chương I. Những quy định chung (9 điều) - Chương II. Bảo vệ tài nguyên nước (10 điều)

- Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (16 điều)

- Chương IV. Phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra (11 điều)

- Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (6 điều) - Chương VI. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước (4 điều) - Chương VII. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước (9 điều)

- Chương VIII. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước (4 điều) - Chương IX. Khen thưởng, xử lý và vi phạm (2 điều)

- Chương X. Ðiều khoản thi hành (4 điều)

Đến năm 2006, Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (NWRC) đã trình Chính phủ

“Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”. Và sau đó đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006. Có thể nói đây là một chiến lược về tài nguyên nước và các chương trình hành động về tài nguyên nước

ở cấp độ quốc gia được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chiến lược gồm 6 điểm chính:

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

- Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước - Phát triển bền vững tài nguyên nước

- Giảm thiểu tác hại do nước gây ra - Hoàn thiện thể chế, tổ chức

Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật khác:

- Chiến lược quốc gia và chương trình hành động nhằm giảm nhẹ và quản lý thiên tai tại Việt Nam từ 2001 đến 2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD và Ban chỉđạo phòng chống lụt bão trung ương, 12/2001).

- Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2001 ÷ 2005 (MARD, 8/2000).

- Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện

đại hóa đến năm 2010 (MARD, 7/2000).

- Định hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2010 (MARD, 9/1999). - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước (Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 36/CT-TW, ngày 26/6/1998).

- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Kế hoạch hành động phát triển

đến năm 2010 (MARD, 6/1998).

- Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (NRWSS).

b) Các thể chế chính trong quản lý nguồn nước

b1. Có liên quan đến môi trường nói chung - Luật Bảo vệ môi trường (29/11/2005).

- Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Nghị định 91/2002 ngày 11/11/2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Quyết định 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan.

- Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

b2. Các chính sách liên quan trực tiếp đến tài nguyên nước

- Quyết định 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

- Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất. - Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải.

- Văn bản 99/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ

chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Quyết định 37, 38, 39/2001/QĐ/BNN-TCCB của MARD về việc thành lập Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Mê-Kông, sông Đồng Nai, sông Thái Bình và sông Hồng. - Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. - Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (ban

hành lần đầu ngày 08/3/1993) ngày 24/8/2000.

- Quyết định 67/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả nước thải nguy hại).

- Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.

- Quyết định 35/1999/QĐ-TTg ngày 05/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020.

- Quyết định 357 NN-QLN/QĐ ngày 13/3/1997 của MARD về việc ban hành quy định thạm thời về việc cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng ký công trình khai thác nước ngầm.

- Chỉ thị 487/TTg ngày 30/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với Tài nguyên nước.

- Quyết định 299/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉđạo phòng chống lụt bão trung ương.

- Quyết định số 860/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban sông Mê-Kông Việt Nam.

- Quyết định 556/TTg ngày 12/9/1995 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Chỉ thị 200/TTg ngày 29/4/1994của Thủ tường Chính phủ về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ

trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. b3. Những quy định liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản

- Nghị định 128/CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

- Luật Thủy sản 17/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26/11/2003. - Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản.

- Nghị định 49/NĐ-CP/1998 về qui chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước CHXHCN Việt Nam.

- Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/1989.

c) Các tiêu chun v cht lượng nước

- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước mặt.

- TCVN 5943-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước biển ven bờ. - TCVN 5944-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945-1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải

- TCVN 6772-2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép - TCVN 6773-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi

- TCVN 6774-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệđời sống thủy sinh - TCVN 6980-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực

nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- TCVN 6981-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- TCVN 6982-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6983-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6984-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6985-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6986-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6987-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy giải thích cho nhận xét tại sao nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn?

2. Trình bày vòng tuần hoàn nước và các thành phần của vòng tuần hoàn nước.

3. Tìm hiểu cách thiết lập phương trình cân bằng nước ứng với những điều kiện cụ thể về

CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MT

II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI II.1.1. Hệ thống sông ngòi

Hơi nước từ mặt thoáng địa cầu bốc lên khí quyển, tập hợp lại thành mây. Trong điều kiện thích hợp, hơi nước trong mây ngưng tụ lại thành mưa rơi xuống nước. Nước mưa rơi xuống lưu vực, một phần bị tổn thất do bốc hơi trở lại lên không trung, một phần đọng lại các khu trũng và ngấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm chảy vào sông, một phần chảy tràn trên mặt đất dưới tác dụng của trọng lực tạo thành dòng chảy mặt. Phần chảy tràn này sẽđi theo các khe rãnh, dần dần hợp thành suối, sông... và tiếp tục đổ ra hồ hoặc biển. Tất cả các khe, suối, hồ, đầm, sông rạch lớn nhỏ khác nhau gọi là hệ thống sông ngòi. Hệ thống sông ngòi gồm có sông chính cùng với sông nhánh và các khe suối tập trung nước về dòng sông đó.

Tùy theo hình dạng của các hệ thống sông mà ta có thể phân chia chúng như sau:

Hình 2.1. Một số dạng của hệ thống sông

(a) dạng nan quạt; (b) dạng lông chim; (c) dạng càng cây; (d) dạng song song

(a) (b)

(d) (c)

Tên của một hệ thống sông thường lấy từ tên con sông chính trong hệ thống đó, thông thường con sông chính là con sông dài nhất, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất đổ ra biển hoặc các hồ lớn nội địa. Các con sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, sông chảy vào sông nhánh cấp I gọi là sông nhánh cấp II, tương tự như vậy sông nhánh cấp III sẽđổ vào sông nhánh cấp II... Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính quyết

định tính chất dòng chảy trên hệ thống sông.

Càng về xuôi lượng nước và kích thước càng tăng, tốc độ trung bình và độ dốc giảm xuống. Vì vậy, đối với sông lớn người ta thường chia ra thượng lưu, trung lưu và hạ lưu

để thuận tiện hơn trong việc khai thác tiềm năng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 39)