Chất thải rắ n

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 122 - 124)

Các chất rắn trong nguồn nước tự nhiên đến từ quá trình xói mòn, phong hóa địa chất, do nước chảy tràn từđồng ruộng. Tại những vùng cửa sông chất rắn được tạo thành do quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn. Hoặc chất rắn được đưa vào nguồn nước tự

nhiên từ nước thải sinh hoạt. Chất rắn gây trở ngại cho nuôi trồng và phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO đối với nước uống không chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1.200 mg/L.

Chất thải dạng rắn là nguồn nhiễm bẩn nước. Trường hợp nước thải này bị xả thải trực tiếp ra môi trường, chất thải rắn sẽ theo dòng chảy thấm vào đất, có khả năng đi vào tầng nước ngầm làm giảm chất lượng nước.

Việc xả các loại thải rắn trên mặt đất hoặc xử lý bằng biện pháp lấp đất là nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm quan trọng. Nước mưa, nước mặt từ các vùng lân cận thấm vào lớp chất thải rắn có thể mang theo các chất ô nhiễm hòa tan đi sâu xuống đất tới mực nước ngầm. Các chất được nước mang theo bao gồm các chất hữu cơ, các clorua, nitrat, các muối hòa tan của các kim loại sắt, mangan, các thành phần gây độ cứng và các nguyên tố vi lượng.

Khung 4.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm

Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở

nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải

đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.

Ngun nước ô nhim nng

Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Tại các khu đô thị trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không

đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từđô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế

thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải. Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Gia tăng bnh tt liên quan đến ngun nước b ô nhim

Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa

được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ

sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả

nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia

đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế

xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong khi đó, theo kết quảđiều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.

Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra.

Vi sinh vật và các chất hóa học có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từđầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả.

Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị

ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân… không được xử lý trước khi thải ra môi trường.

1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo tiến sĩ Jean-Marc Olivé, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước.

[Thế giới phụ nữ, 2008]

IV.3.2. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)