Các tiêu chuẩn về chất lượng nướ c

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 44 - 48)

- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước mặt.

- TCVN 5943-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước biển ven bờ. - TCVN 5944-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945-1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải

- TCVN 6772-2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép - TCVN 6773-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi

- TCVN 6774-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệđời sống thủy sinh - TCVN 6980-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực

nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- TCVN 6981-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- TCVN 6982-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6983-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6984-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6985-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6986-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6987-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy giải thích cho nhận xét tại sao nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn?

2. Trình bày vòng tuần hoàn nước và các thành phần của vòng tuần hoàn nước.

3. Tìm hiểu cách thiết lập phương trình cân bằng nước ứng với những điều kiện cụ thể về

CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MT

II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI II.1.1. Hệ thống sông ngòi

Hơi nước từ mặt thoáng địa cầu bốc lên khí quyển, tập hợp lại thành mây. Trong điều kiện thích hợp, hơi nước trong mây ngưng tụ lại thành mưa rơi xuống nước. Nước mưa rơi xuống lưu vực, một phần bị tổn thất do bốc hơi trở lại lên không trung, một phần đọng lại các khu trũng và ngấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm chảy vào sông, một phần chảy tràn trên mặt đất dưới tác dụng của trọng lực tạo thành dòng chảy mặt. Phần chảy tràn này sẽđi theo các khe rãnh, dần dần hợp thành suối, sông... và tiếp tục đổ ra hồ hoặc biển. Tất cả các khe, suối, hồ, đầm, sông rạch lớn nhỏ khác nhau gọi là hệ thống sông ngòi. Hệ thống sông ngòi gồm có sông chính cùng với sông nhánh và các khe suối tập trung nước về dòng sông đó.

Tùy theo hình dạng của các hệ thống sông mà ta có thể phân chia chúng như sau:

Hình 2.1. Một số dạng của hệ thống sông

(a) dạng nan quạt; (b) dạng lông chim; (c) dạng càng cây; (d) dạng song song

(a) (b)

(d) (c)

Tên của một hệ thống sông thường lấy từ tên con sông chính trong hệ thống đó, thông thường con sông chính là con sông dài nhất, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất đổ ra biển hoặc các hồ lớn nội địa. Các con sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, sông chảy vào sông nhánh cấp I gọi là sông nhánh cấp II, tương tự như vậy sông nhánh cấp III sẽđổ vào sông nhánh cấp II... Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính quyết

định tính chất dòng chảy trên hệ thống sông.

Càng về xuôi lượng nước và kích thước càng tăng, tốc độ trung bình và độ dốc giảm xuống. Vì vậy, đối với sông lớn người ta thường chia ra thượng lưu, trung lưu và hạ lưu

để thuận tiện hơn trong việc khai thác tiềm năng kinh tế.

Ở phần cuối của hạ lưu, dòng chảy đổ ra biển qua vùng chuyển tiếp chịu ảnh hưởng của biển, đặc biệt là chế độ triều. Tốc độ dòng chảy giảm xuống, sự xâm nhập của triều gây ra sự xáo trộn nước ngọt và mặn, độ rộng của sông tăng mạnh tạo nên kiểu tam giác hay cửa sông hình phễu.

II.1.2. Lưu vực sông

Lưu vực sông là phần mặt đất mà lượng nước phía trên (kể cả nước mặt và nước ngầm) sẽ chảy ra con sông đó. Nói cách khác lưu vực sông là phần diện tích khu vực tập trung nước của sông.

Hình 2.2. Đường phân nước và giới hạn của lưu vực Nguồn sông Hợp lưu Sông chính Sông nhánh cấp 2 Điểm thoát Sông nhánh cấp 3 Đường phân nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)