Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 40 - 42)

Trong những thập niên gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật

Tài nguyên nước và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo đã cung cấp các quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Qua đó tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Cấu trúc của Luật Tài nguyên nước 1998 gồm có 10 chương với 75 điều được phân bố:

- Chương I. Những quy định chung (9 điều) - Chương II. Bảo vệ tài nguyên nước (10 điều)

- Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (16 điều)

- Chương IV. Phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra (11 điều)

- Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (6 điều) - Chương VI. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước (4 điều) - Chương VII. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước (9 điều)

- Chương VIII. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước (4 điều) - Chương IX. Khen thưởng, xử lý và vi phạm (2 điều)

- Chương X. Ðiều khoản thi hành (4 điều)

Đến năm 2006, Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (NWRC) đã trình Chính phủ

“Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”. Và sau đó đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006. Có thể nói đây là một chiến lược về tài nguyên nước và các chương trình hành động về tài nguyên nước

ở cấp độ quốc gia được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chiến lược gồm 6 điểm chính:

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

- Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước - Phát triển bền vững tài nguyên nước

- Giảm thiểu tác hại do nước gây ra - Hoàn thiện thể chế, tổ chức

Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật khác:

- Chiến lược quốc gia và chương trình hành động nhằm giảm nhẹ và quản lý thiên tai tại Việt Nam từ 2001 đến 2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD và Ban chỉđạo phòng chống lụt bão trung ương, 12/2001).

- Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2001 ÷ 2005 (MARD, 8/2000).

- Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện

đại hóa đến năm 2010 (MARD, 7/2000).

- Định hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2010 (MARD, 9/1999). - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước (Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 36/CT-TW, ngày 26/6/1998).

- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Kế hoạch hành động phát triển

đến năm 2010 (MARD, 6/1998).

- Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (NRWSS).

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)