c) Di chuyển của vi sinh vật
V.1. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚ C
Trong nước tồn tại các chất hòa tan do các nguồn tự nhiên và nhân tạo cung cấp, chất lượng của nước được đánh giá tùy thuộc vào mục đích sử dụng, yêu cầu đòi hỏi về chất lượng của các ngành khác nhau như nước uống, nước dùng trong công nghiệp cho việc làm lạnh, sản xuất và tinh chế sản phẩm, nước dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dùng trong các hoạt động vui chơi giải trí...
Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn nước cấp cho ăn uống cần độ tinh khiết cao nhất, nước phục vụ nhu cầu giải trí, nuôi trồng thủy sản và bảo vệđời sống hoang dã cũng cần có chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nước làm mát trong công nghiệp không yêu cầu
độ tinh khiết cao.
Ðể xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích hay không chúng ta cần phải so sánh nguồn nước đó với tiêu chuẩn chất lượng nước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc do Nhà nước quy định. Tiêu chuẩn chất lượng là những chỉ tiêu định lượng của các chất hữu cơ, vô cơ cho phép tồn tại trong nước ứng với các yêu cầu sử
dụng khác nhau. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào trình độ phát triển kinh tế
kỹ thuật của mỗi khu vực, mỗi nước và các ngành dùng nước khác nhau. Trong các tiêu chuẩn chất lượng nước, người ta chọn một số thông số lý, hóa, sinh học (thường là các tác nhân ô nhiễm) đặc trưng. Mỗi thông số được quy định một giá trị tối đa cho phép sao cho sự có mặt của tác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ hoặc giá trị này không gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người (như nước uống, nước sinh hoạt, hồ bơi), không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm cá (nước phục vụ cho thủy sản), hoặc ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trồng (nước tưới tiêu).