Bảo vệ lớp phủ thực vật trên toàn lưu vực

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 157 - 161)

Biện pháp này nhằm tránh hiện tượng xói mòn đất, tăng khả năng điều hòa lưu lượng do

đó làm giảm độ đục và hiện tượng bồi lắng trong sông, tránh được sự thay đổi quá lớn nồng độ các chất trong nước sông. Sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý trong nông nghiệp, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là điều hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng nước.

Loại C Loại B

Nước thải 1

V.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm

Nhằm quan trắc, lập danh mục các nguồn và quản lý ô nhiễm cần phải xác định tải lượng từng tác nhân gây ô nhiễm của từng nguồn.

L = C × Q (5.1) trong đó L: tải lượng ô nhiễm (g/s)

C: nồng độ tác nhân gây ô nhiễm (g/m3) Q: lưu lượng nước thải (m3/s)

Trong thực tế việc xác định tải lượng bằng phương pháp đo lưu lượng nước thải và nồng

độ ô nhiễm trong nước thải thường gặp khó khăn vì lưu lượng nước thải của các cơ sở

sản xuất, khu dân cư và nồng độ tác nhân ô nhiễm thường thay đổi theo thời gian trong ngày; thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu không đầy đủ; quá trình phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm gặp lỗi…

Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính toán tải lượng nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến các thiết bịđo đạc phân tích, tổ chức y tế thế giới WHO đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá nhanh RA. Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lưu lượng và thành phần của nước thải đô thị và nước thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều thông số. Đối với nước thải, tải lượng L của chất ô nhiễm j được thể hiện theo dạng toán học:

Lj = f (dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ, đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, đặc điểm sản phẩm, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý,

điều kiện môi trường xung quanh...)

trong đó các thông số trên đều đóng vai trò trong việc tạo ra nước thải và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.

Để xác định được Lj trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải ej (khối lượng chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm) đối với chất ô nhiễm j qua phương trình:

(5.2) Như vậy ej không phụ thuộc vào quy mô nguồn và hoạt động của nguồn (hoạt động sản xuất). Giá trị ej chỉ là hàm số của các thông số sau:

ej = f"(dạng nguồn, quy trình công nghệ, đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh...)

Bằng cách thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, các chuyên gia của WHO đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá nhanh, xác định ej để từ đó xác định tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong các ngành công nghiệp. Dưới đây là bảng tải lượng ô nhiễm của một số ngành sản xuất công nghiệp tiêu biểu theo thống kê của WHO.

Bảng 5.7. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải của một số ngành công nghiệp

BOD5 TSS ΣN ΣP Tác nhân khác

Ngành công nghiệp Thể tích

nước thải

(m3/đ.v) (kg/đơn v sn phm)

Công nghiệp rượu bia

Sản xuất rượu vang (tấn nho) 2 1,6 0,3 Sản xuất bia (m3 bia) Nhà máy mới 5,4 10,5 3,9 Nhà máy cũ 11,0 18,8 7,3 Công nghiệp dệt Dệt vải bông (tấn bông) Nhuộm 50 60 25 In hoa 14 54 12 Dệt vải sợi tổng hợp (tấn sợi) 42 30 35 Dầu: 57,8 Công nghiệp thuộc da (tấn da) 57 635 104 12 Sulfur: 3,35

Phenol: 0,11

Công nghiệp hóa chất (tấn sản phẩm) Sản xuất etylen 3,2 1,8

Sản xuất propylen 4,4 2,4

Sản xuất amoniac 6,9 0,4 0,1 Dầu: 11

Công nghiệp phân bón

Phân ure (tấn sản phẩm) 0,24 10

Phân supper lân (tấn P2O5) 1,25 0,65 Flo: 17,5

Phân NPK (tấn sản phẩm) 0,4 0,4 Flo: 0,06

Công nghiệp lọc dầu (1000m3 dầu thô)

Lọc dầu topping 484 3,4 11,7 1,2 Dầu: 8,3 Phenol: 0,034 Sulfur: 0,054 Crome: 0,007 Lọc dầu cracking 605 72,9 18,2 28,3 Dầu: 31,2 Phenol: 4,0 Sulfur: 0,94 Crome: 0,2 Lọc hóa dầu Dầu: 52,9 Phenol: 7,7 Sulfur: 0,86 Crome: 0,234 Công nghiệp luyện kim

Luyện thép (tấn sản phẩm) 12,3 29,3 0,27 Phenol: 0,01 Flo: 0,023 CN: 0,039 Xi mạ (tấn sản phẩm) 9,4 Zn: 0,405 Fe: 0,007 Cr: 0,004

Ví dụ: Tính lượng nước thải hàng ngày đưa vào môi trường của một nhà máy lọc dầu theo công nghệ cracking có công suất 5.000.000m3 dầu thô một năm.

Công suất của nhà máy trong một ngày là: = 13.698 m³/ngày Lượng nước thải đưa vào môi trường:

× 605m3 = 8.287 m3/ngày Tải lượng BOD đưa vào môi trường:

× 72,9kg = 998,6 kg/ngày Tải lượng TSS đưa vào môi trường:

× 18,2kg = 249,3 kg/ngày Tải lượng dầu mỡđưa vào môi trường:

× 31,2kg = 427,4 kg/ngày Tải lượng phenol đưa vào môi trường:

× 4,0kg = 54,8 kg/ngày

V.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong phạm vi giáo trình này chỉ giới thiệu sơ lược một vài biện pháp xử lý nước thải.

Độc giả có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về các công nghệ xử lý nước thải, đề nghị tham khảo các tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực xử lý nước thải.

V.5.1. Khái niệm

Nước thải các loại mang theo nhiều thành phần độc hại sẽ gây ô nhiễm nước ở các dòng sông, ao hồ nếu xả chúng trực tiếp vào các thể nước đó mà không qua một biện pháp làm sạch nào. Một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ chất lượng nước là loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông, ao hồ. Công việc này

V.5.2. Phân loại nước thải

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình tài nguyên nước lục địa ppt (Trang 157 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)