Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất ở vùng Ban Mê Thuột tại lỗ khoan quan trắc C.5o là - 33,51m cách mặt đất. Dự báo đến tháng 6 năm 2008 độ sâu mực nước có thể gia tăng đến - 33,20m cách mặt đất. -35.0 -33.0 -31.0 -29.0 1/96 1/97 1/98 1/99 1/00 1/01 1/02 1/03 1/04 1/05 1/06 1/07 1/08 Thời gian Độ sâ u m ự c n ướ c ( m )
Hình 3.12. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc C.5o
Bảng 3.6. Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân các tháng vùng Tây Nguyên (m)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
TB 2007 557,3 556,8 556,3 556,1 556,3 556,4 556,9 558,3 558,5 558,9 558,9 558,3 556,5 Lệch 2006 -0,1 0,0 0,0 -0,1 0,0 0,0 -0,1 0,0 -0,5 -0,4 0,4 0,5 0,0
Bảng 3.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm ở Tây Nguyên (mg/L)
Đặc trưng TDS Mn Hg As Pb NH4+
TCVN 5944-1995 1000 0,50 0,001 0,05 0,05 3,00 Số mẫu vượt/Tổng số mẫu (mùa khô) 0/110 1/23 0/23 0/23 0/23 0/22 Giá trị trung bình (mùa khô) 150 0,11 0,001 0,0005 0,002 0,12 Giá trị cực đại (mùa khô) 732 0,59 0,001 0,0005 0,008 0,25 Giá trị cực tiểu (mùa khô) 16 0,00 0,0005 0,0005 0,0005 0,04 Số mẫu vượt/Tổng số mẫu (mùa mưa) 0/110 2/23 0/23 0/23 0/23 0/21
Giá trị trung bình (mùa mưa) 128 0,13 0,001 0,0005 0,001 0,02 Giá trị cực đại (mùa mưa) 806 0,83 0,0005 0,0005 0,006 0,06 Giá trị cực tiểu (mùa mưa) 16 0,01 0,0005 0,0005 0,0005 0,00
III.6.3. Khai thác nguồn nước ngầm
Theo diễn biến động thái nguồn tài nguyên nước ngầm nhưđã trình bày trong phần trên, có thể nói nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm khá phong phú. Tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đều; bên cạnh đó việc khai thác tùy tiện, không theo quy hoạch, không quản lý chặt chẽ; ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường còn thấp nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại nặng nề đến tài nguyên nước ngầm. Tại nhiều vùng nước ngầm đã bị nhiễm mặn không thể tiếp tục khai thác, nhiều nơi khác đã có các biểu hiện nhiễm bẩn một số thành phần, kể cả sự hiện diện của một số nguyên tố độc hại như As, Hg… trong nước ngầm.
Theo các dự báo, trên phạm vi đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 dân số có thểđạt tới 20.000.000 người là vùng có mật độ dân cư lớn nhất trong cả nước. Nhiều đô thị, khu công nghiệp lớn và vừa sẽ hình thành: Hà Nội với khoảng 3.500.000 dân; Hải Phòng, 2.000.000; Nam Định, 300.000; Hải Dương, 120.000; Hà Đông, 100.000; Thái Bình, 100.000; Ninh Bình, 100.000; Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh mỗi thị xã xấp xỉ 100.000
người. Tại các vùng lân cận thành phố Hạ Long sẽ có 500.000 dân; Việt Trì, 200.000; Bắc Giang, 110.000; Vĩnh Yên, Sơn Tây cũng xấp xỉ 100.000. Đa số các thành phố, thị
xã này và các khu công nghiệp lân cận đều sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp nước. Lượng nước ngầm cần cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp có thể lên tới 1.252.700 m3/ngày.
Vùng Đông Nam bộ có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có dân số dự kiến khoảng 7.000.000 người vào năm 2010; Biên Hòa, 500.000; Vũng Tàu, 350.000; Phan Rang, Phan Thiết, Tây Ninh, Thủ Dầu Một sẽ có từ 250.000 đến 300.000 người cho mỗi thành phố. Mật độ dân số vùng này chỉ kém
đồng bằng Bắc bộ. Trên phạm vi Đông Nam bộ hiện đã hình thành 43 khu công nghiệp và chế xuất với tổng diện tích lên đến 8.263 ha. Đông Nam bộ cũng là nơi có nhiều thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Nước ngầm vùng Đông Nam Bộ
tương đối phong phú nhưng chất lượng không đều, hiện tại có thể tạm khai thác cấp nước cho ăn uống sinh hoạt. Cũng như ở đồng bằng sông Hồng, việc khai thác nước ngầm ở Đông Nam bộ sẽ được đẩy mạnh hơn và các tác động đến nước ngầm cũng sẽ mãnh liệt hơn do chất thải, phân bón, khai thác khoáng sản và do các hoạt động xây dựng. Một số
nơi còn chịu các di chứng của chiến tranh để lại.
Ở các vùng khác như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung bộ và miền núi phía Bắc sẽ có gia tăng yêu cầu cung cấp nước ngầm tương tự cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và nông thôn với những mức độ khác nhau.
Nhìn chung trong phạm vi cả nước, về lượng, nước ngầm sẽ phải khai thác nhiều hơn, phổ biến hơn; về chất, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp sẽ tăng thêm nhiều. Tình trạng đó đòi hỏi phải sử dụng hợp lý hơn, bảo vệ
nghiêm ngặt hơn nguồn nước ngầm của nước ta. Cụ thể là cần thực hiện ngay quy hoạch tổng thể và chi tiết các nguồn nước, trong đó có nước ngầm, theo các lưu vực và địa phương; xác định rõ nguồn cấp, phương thức cấp, mức cấp và địa điểm lấy nước để cung cấp cho các nơi dùng nước, trên cơ sở đó điều tra, khảo sát chi tiết về khả năng cung cấp, xác lập các phương thức khai thác và các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở những địa điểm
đó. Trên phạm vi nguồn cấp, tuyệt đối không được xây dựng các công trình chôn lấp chất thải, không được sử dụng các hóa chất độc hại, không được xây dựng các công trình gây tổn hại đến nguồn nước, bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm như rừng, hồ chứa nước.
Khung 3.1 Hà Nội đang sụt lún do khai thác nước ngầm
Do quá trình đô thị hóa và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng nhiều, Hà Nội phải không ngừng tăng lưu lượng bơm hút nước ngầm ở dưới sâu trong lòng đất khiến mực nước ngầm bị hạ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất thành phố. Chỉ tính riêng năm 2006, lượng nước ngầm khai thác khoảng 650.000m3 ÷ 700.000m3/ngày đêm. Tầng khai thác nước chủ yếu là tầng chứa nước Pleistocen (qp1), có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt. Tuy nhiên lượng cung cấp này thường nhỏ hơn so với lưu lượng khai thác.
Thực trạng sụt lún
Hiện nay, vấn đề đặt ra đối với Hà Nội là việc lưu lượng nước ngầm được bơm hút theo thời gian ngày càng tăng, thêm vào đó điều kiện địa chất thành phố rất phức tạp, nhiều nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn. Điều này có thể gây ra các tai biến về
môi trường địa chất như sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm...
Việc nghiên cứu hiện tượng lún bề mặt đất do bơm hút nước dưới đất ở Hà Nội đã
được nhiều cơ quan thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phải nói đến chương trình nghiên cứu biến dạng lún bề mặt đất thành phố do thay đổi mực nước ngầm của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội). Đây là đơn vịđầu tiên đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hiện tượng lún bề
mặt đất thành phố do thay đổi mực nước ngầm từ năm 1991 cho đến nay.
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xây dựng được 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm, đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội, nhằm xác định mối quan hệ giữa sự khai thác nước ngầm và độ
lún bề mặt đất tại các trạm. Các trạm đo lún bề mặt đất được xây dựng trên nền đất có
điều kiện địa chất điển hình của thành phố, như khu vực có tồn tại lớp đất yếu là Thành Công, Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Tương Mai…
Khu vực có tồn tại lớp đất tốt là Ngọc Hà, Mai Dịch, Đông Anh, khu vực ven sông Hồng như Lương Yên, Gia Lâm, và khu vực nằm cách xa sông Hồng như Ngô Sỹ Liên, Hạ Đình... Kết quả quan trắc tại các trạm trên cho thấy, tại những trạm có tồn tại lớp
đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công là 41,42 mm/năm, Ngô Sỹ Liên 31,52 mm/năm, Pháp Vân 22,16 mm/năm …Những trạm không tồn tại lớp đất yếu có tốc độ lún bề mặt nhỏ như Ngọc Hà là 1,80 mm/năm, Mai Dịch 2,65 mm/năm,
Đông Anh 1,41 mm/năm. Những trạm có vị trí gần sông Hồng có độ lún bề mặt đất nhỏ
hơn vì mực nước ngầm được nước sông bù phụ một phần như Lương Yên 18,83 mm/năm, Gia Lâm 10,33 mm/năm.
Nguyên nhân và những vấn đềđặt ra
Theo các phương pháp quan trắc thực nghiệm mà Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu, quá trình hạ thấp mực nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún bề mặt đất thành phố.
Nhưng vì những trạm đo lún nói trên hầu hết được đặt tại tâm phễu lún (trong các nhà máy nước), nên nó chỉ phản ánh được độ lún riêng lẻ tại nơi khai thác nước ngầm, mà chưa thể hiện được phạm vi ảnh hưởng (bán kính) của phễu lún cũng như khả năng ảnh hưởng của các phễu lún.
Do đó, chưa đủ cơ sở để lập bản đồ hiện trạng lún của thành phố và dự báo độ lún của một khu vực cũng như toàn thành phố, nên cần phát triển thêm nhiều trạm đo lún tại các tâm phễu và miệng phiễu lún.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền,
xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chống úng ngập tại những khu vực trũng, hay xẩy ra ngập lụt khi có mưa to kéo dài.
Đối với các công trình giao thông và các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, khi sử dụng giải pháp móng nông phải lưu ý tới độ lún nền đất bị tăng thêm do hạ mực nước ngầm để từđó có biện pháp khắc phục.
Đối với các công trình sử dụng giải pháp móng cọc, cần lưu ý tới yếu tố “ma sát âm” gây ra tải trọng phụ thêm tác dụng lên cọc do độ lún các lớp đất yếu gây ra. Quy hoạch vị trí xây dựng các nhà máy khai thác nước nên ưu tiên vị trí ven sông, vì khu vực đó có nguồn cung cấp, bổ trợ lớn cho tầng chứa nước khai thác. Giảm lưu lượng khai thác nước ngầm bằng việc khai thác, xử lý nguồn nước mặt từ sông Đà.
Ngoài ra, khi quy hoạch tổng thể hệ thống mạng lưới các trạm đo lún bề mặt đất của thành phố do thay đổi mực nước ngầm được thực hiện hoàn chỉnh, thì hoàn toàn có thể
kiểm soát được biến dạng lún bề mặt đất thành phố, phục vụ có hiệu quả cho công việc phát triển bền vững của thủđô.
[Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (4/2007)]
III.7. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các loại tầng ngậm nước và khả năng khai thác nước tại những khu vực đó.
2. Sự phân chia các tầng nước ngầm theo phương thẳng đứng đóng vai trò như thế nào trong trồng trọt?
3. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm.
CHƯƠNG IV: CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
IV.1. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
IV.1.1. Thế nào là ô nhiễm nguồn nước
a) Định nghĩa
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của mọi sinh vật đang ngày càng bị giảm chất lượng do chính các hoạt động nhiều mặt của con người gây ra. Khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cho con người. Cùng với lượng của cải vật chất được tạo ra, một lượng to lớn các loại chất thải cũng hình thành. Các chất thải này đã được xả vào hồ, sông, biển hay vào đất. Các thành phần có trong các loại chất thải sẽ có mặt trong nước làm cho nước không còn sạch nữa, giá trị sử dụng của nó giảm đi và ta nói rằng nước đã bị ô nhiễm.
Các chất gây ô nhiễm nước đến từ nhiều nguồn khác nhau và tính chất gây hại cũng khác nhau. Những chất dinh dưỡng thực vật như các muối nitrat, phosphat thường bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt, phân bón dùng trong nông nghiệp, các chất thải từ các chuồng trại chăn nuôi gia súc, nước thải nhà máy đồ hộp... Những chất này gây ô nhiễm nước chủ
yếu do chúng thúc đẩy các vi sinh vật phát triển, do vậy làm tăng BOD của nước và làm giảm nồng độ oxy hòa tan xuống dưới mức cần cho cá và các thủy sản khác sinh sống. Các hóa chất độc hại gây ô nhiễm nước đến từ các quá trình sản xuất công nghiệp, tiêu nước có chứa acid từ các vùng mỏ, quá trình xói mòn từ các vùng mỏ khai thác lộ thiên, các tai nạn tràn dầu hay rò rỉ tại các bể hóa chất...
Ô nhiễm nước không chỉ là một vấn đề mỹ quan mà còn gây những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và vệ sinh. Nước được xem là ô nhiễm khi có chứa những thành phần sau:
- Các chất thải hữu cơ nguồn gốc động vật hay thực vật làm cho nồng đô oxy hòa tan trong nước bị giảm hay mất đi do quá trình phân hủy sinh học chúng. Những chất này có trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
- Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải sinh học và trong nước thải của một số
ngành công nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Các chất dinh dưỡng thực vật (hợp chất hòa tan của N, P, K...) làm cho tảo, cỏ nước... phát triển quá mức dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan.
- Các hóa chất hữu cơ tổng hợp bao gồm những chất dùng để diệt sâu bệnh, trừ cỏ, các chất tẩy rửa có tính độc hại đối với những loài thủy sản và có thể gây hại đối với sức khỏe con người.
- Các chất lắng đọng gây bồi lắng ở hồ chứa, kênh mương, hải cảng... gây mài mòn các thiết bị thủy điện và máy bơm, gây tác hại đến cá và quần thể giáp xác do chúng phủ
- Các hóa chất vô cơ tạo ra từ quá trình sản xuất, khai thác mỏ, phân bón hóa học trong nông nghiệp... gây trở ngại cho quá trình tự làm sạch tự nhiên của nước, gây hại cho cá và các loài thủy sản khác, làm cho nước có độ cứng lớn, gây ăn mòn các kết cấu thép, bê tông, làm tăng chi phí xử lý các công trình.
- Các chất phóng xạ từ các quá trình khai thác, chế biến quặng, sử dụng các chất phóng xạđã tinh luyện và do bụi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.
- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp làm cho nhiệt
độ của nước tiếp nhận tăng lên. Mặt khác sự ngăn dòng tạo hồ chứa cũng làm tăng nhiệt độ của nước. Sự tăng nhiệt độ của nước gây hại đến cá và các loài thủy sản khác, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.
Theo WHO, sự ô nhiễm là việc đưa vào môi trường các chất thải hay năng lượng ở một lượng nào đó có thể gây tác hại cho sức khỏe của con người, sự phát triển của các sinh vật hay làm suy giảm chất lượng của môi trường.
Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự