Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 90)

4. Người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn các

2.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức

minh những hành vi vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ nói chung và công tác GDPL cho CBCC cơ sở nói riêng. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành chặt chẽ. Cán bộ kiểm tra phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, nắm vững pháp luật, khi được trao nhiệm vụ, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải được trao cả quyền hạn và các điều kiện cần thiết. Để hoạt động kiểm tra có hiệu quả cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, duy trì thường xuyên hoạt động tiếp dân. Mở rộng các hình thức phát huy dân chủ ở các địa phương.

Cần tăng cường công tác quản lý CBCC ở cơ sở, khắc phục tình trạng một số địa phương quản lý CBCC lỏng lẻo, có tình trạng những vi phạm pháp luật ở cở sở không phải do cấp ủy, chính quyền ở đó phát hiện ra mà do nhân dân phát hiện, tố giác hoặc số CBCC này mâu thuẫn tố giác lẫn nhau. Thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình, nhắc nhở uốn nắm kịp thời

những vi phạm pháp luật của CBCC ở cơ sở. Quy định rõ chế độ liên đới chịu trách nhiệm đối với người đứng đầu trong công tác quản lý CBCC. Trong nội bộ mỗi cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương cần duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá CBCC ở nơi công tác và nơi cư trú. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích CBCC hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời với đó là có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của CBCC có ý nghĩa lớn trong công tác giáo dục pháp luật. Hành vi phạm pháp của CBCC, nhất là CBCC giữ chức vụ phải được coi là nghiêm trọng hơn và phải xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi tương tự của những đối tượng khác trong xã hội bởi vì “hiểu luật mà còn phạm luật”. Xử lý nghiêm minh các vụ việc, kiên quyết không xử lý nội bộ khi đáng phải xử lý hình sự, tránh tình trạng: Dân thì xử theo hình phạt, quan thì xử theo lễ, việc xử lý không nghiêm túc đã dẫn đến thái độ coi thường pháp luật ở một số CBCC.

Tóm lại, điều quan trọng nhất là trong quá trình thực thi công vụ, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, CBCC nói chung, CBCC cơ sở nói riêng phải thực hiện nghiêm túc Luật Cán bộ, công chức, Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những quy định khác của pháp luật...như tinh thần chỉ đạo trong các văn bản của Đảng và Nhà nước: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật, mọi vi phạm đều phải xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ". [15;121].

Kết luận chương 2

Cán bộ, công chức cơ sở đóng vai trò rất quan trọng, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật ở cơ sở, bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc

sống, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân. Xác định rõ vai trò của CBCC cơ sở, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã tập trung cao cho công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đó chỉ là những kết quả bước đầu, vẫn còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình GDPL cho CBCC cơ sở. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, song vấn đề cơ bản là từ thực trạng của công tác GDPL cho CBCC cơ sở phải xác định rõ mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện đạt kết quả tối ưu nhất, không chỉ giành riêng cho huyện Nghi Lộc mà còn là kinh nghiệm trong công tác GDPL cho CBCC nói chung.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho CBCC cơ sở, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu lực thi hành của pháp luật, chúng ta cần quan tâm, nghiên cứu một cách cơ bản, nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó các giải pháp đề ra mới có tính thuyết phục, sâu sắc, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện tại cơ sở. Việc thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian vừa qua, để công tác GDPL cho CBCC cơ sở đạt chất lượng, hiệu quả hơn. GDPL cho CBCC cơ sở sẽ góp phần đắc lực trong việc xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước trong sạch, vững mạnh, có trình độ hiểu biết pháp luật cao, gương mẫu trong tác phong, nếp sống tuân theo pháp luật, đáp ứng yêu cầu CCHC, hướng tới xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, công tác GDPL cho CBCC cơ sở trên địa bàn tỉnh huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy, so với yêu cầu CCHC trong tình hình hiện nay thì còn phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn nữa mới đạt được.

Mục đích của luận văn là hướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Nghi Lộc để đáp ứng được yêu cầu CCHC nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn, chúng tôi đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận chung của công tác GDPL nói chung và GDPL cho CBCC cơ sở nói riêng. Luận văn cũng đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến thực tiễn về công tác GDPL nói chung và GDPL cho CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây:

1. GDPL là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tính cách và hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật. GDPL có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức... vì vậy, việc GDPL sẽ đạt kết quả tốt hơn trong sự phối hợp đồng bộ giữa GDPL với giáo dục các lĩnh vực khác.

2. CBCC nói chung, CBCC cơ sở nói riêng là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nhất là đối với chính quyền cấp cơ sở, liên quan trực tiếp đến các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật đối với nhân dân. Nếu CBCC cơ sở hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu CBCC cơ sở ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật sẽ có tác động xấu đến xã hội, nên việc gương mẫu chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật của CBCC cơ sở phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, ý thức pháp luật của CBCC cơ sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện CCHC, dân chủ hóa đời sống xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước và xã hội. Vì vậy, GDPL cho CBCC cơ sở là việc làm hết sức cần thiết.

3. Nghi Lộc là huyện có truyền thống cách mạng, KT - XH có bước phát triển nhanh. Đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc nhìn chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng cơ bản đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, mặt hạn chế cơ bản là trình độ chuyên môn chưa cao, nhất là trình độ về quản lý hành chính nhà nước, trình độ hiểu biết, kiến thức về pháp luật. Chính yếu tố trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, pháp luật đã ảnh hưởng lớn đến việc thực thi nhiệm

vụ của CBCC ở cơ sở. Khắc phục tình trạng này, những năm qua cấp ủy huyện và cơ sở đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, GDPL cho đội ngũ CBCC cơ sở song chưa tạo được sự đột phá trong công tác này. Chính vì vậy, vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, quan liêu, sách nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh từ cơ sở, ở cơ sở. Để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho đội ngũ CBCC cơ sở cần phải xác định rõ mục tiêu, phương hướng, đặc biệt là phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện đối với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở, trong đó yếu tố quyết định vẫn là việc biết, hiểu, nắm rõ và thực thi pháp luật của CBCC cơ sở. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, đáp ứng được yêu cầu CCHC trong giai đoạn hiện nay.

4. Trong công tác GDPL cho CBCC ở cơ sở có nhiều hình thức. Mỗi hình thức có những thuận lợi và hạn chế riêng. Vì vậy, cần nhận thức rõ thế mạnh của các hình thức GDPL cho CBCC cơ sở để lựa chọn các biện pháp phù hợp. Trong đó, đặc biệt quan tâm yếu tố kết hợp nhiều hình thức, phối hợp nhiều ban, ngành, đơn vị chức năng, khai thác tối đa lợi thế của từng loại hình giáo dục, từng giải pháp cụ thể trong công tác GDPL.

5. Hiệu quả của công tác GDPL cho CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An chính là hiệu quả của sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, trước hết là Huyện ủy và UBND huyện; hiệu quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các lực lượng đào tạo, bồi dưỡng, GDPL từ huyện đến cơ sở. Hiệu quả của công tác GDPL cho CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc còn là sự phối hợp, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý các giải pháp đã nêu trong luận văn của các chủ thể GDPL cho CBCC cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w