4. Người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn các
2.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giáo dục pháp luật có hiệu quả
hiệu quả
Phổ biến, GDPL là hoạt động mang tính chất toàn xã hội, là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các cơ quan, các ngành, các cấp. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cơ quan, công tác GDPL được tiến hành với nội dung, phương pháp, hình thức thích hợp, đồng thời phát huy sự sáng tạo của mỗi đơn vị, mỗi ngành, mỗi cấp. Trong tình hình hiện nay, yêu cầu của việc phối hợp phổ biến, GDPL đòi hỏi phải được đổi mới, nâng cao hiệu quả hơn nữa. Để đạt được yêu cầu đó phải hình thành cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng. Trước hết là đối với các cơ quan lãnh đạo Đảng, HĐND và UBND các cấp cần quan tâm chỉ đạo, tăng cường
kiểm tra công tác phổ biến, GDPL bằng việc ra văn bản, chỉ thị, nghị quyết về công tác này và tổ chức kiểm tra thường xuyên. Ngay trong khối các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp cũng cần có sự chỉ đạo theo ngành dọc, có kiểm tra uốn nắn kịp thời, có như vậy mới khắc phục được tình trạng ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác phổ biến, GDPL
Cơ quan chức năng thuộc các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội như Tuyên giáo, Tư pháp, Công an, Tòa án, Văn hóa, Giáo dục, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể... Phải thường xuyên có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong việc phối hợp với các cơ quan khác để làm tốt công tác phổ biến, GDPL cho CBCC cơ sở.
Định kỳ hàng quý, sáu tháng, một năm phải có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện. Trong mối tương quan chung đó, Ban tuyên giáo và ngành Tư pháp phải khẳng định vị trí thường trực, tham mưu và kiểm tra công tác tuyên truyền, GDPL cho CBCC và nhân dân trên địa bàn. Phòng Tư pháp huyện là bộ phận thường trực trong việc phối hợp, chỉ đạo và thông tin đối với công tác phổ biến, hướng dẫn, GDPL.