Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)

hành chính nhà nước

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, hội nhập vào khối quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Nhờ đó, thế và lực Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trên tinh thần đổi mới là cơ sở để nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần to lớn vào quá trình dân chủ hoá xã hội và phát triển kinh tế ở nước ta.

Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy chính trị, pháp luật. Đồng thời, đó cũng là sức ép đòi hỏi ý thức pháp luật phải được nâng cao, biểu hiện trước hết chính là sự hiểu biết của đội ngũ CBCC, những người lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến cơ sở.

Để phản ánh kịp thời, tránh lâm vào tình trạng lạc hậu so với sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước hiện nay thì CBCC phải là những người có vai trò lớn nhất trong việc tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, trước hết là pháp luật hành chính, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, ít sai sót, nhằm tạo ra một khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, khoa học trong các lĩnh vực hoạt động. Cần tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục các đối tượng sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mọi quan hệ xã hội đều dựa trên nền tảng cơ bản là pháp luật. Các cơ quan Đảng, nhà nước thực hiện các hoạt động lãnh đạo, quản lý bằng hiến pháp và pháp luật.

Trong chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định rất rõ, muốn CCHC nhà nước thì phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức. Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là đến năm 2020, đội ngũ CBCC, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả. Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá CBCC, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức.

Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CBCC, viên chức.

Từ thực tế trên cho thấy, tính cấp bách của việc tăng cường GDPL trong đội ngũ CBCC hiện nay không chỉ vì tình trạng vi phạm pháp luật trong đội ngũ này mà còn xuất phát từ thực trạng yếu kém, chưa được sự quan tâm đầy đủ của công tác GDPL. Thực trạng GDPL cho CBCC cần phải được đánh giá nghiêm túc và đúng đắn để thấy rõ được tính cấp bách và yêu cầu bức xúc của việc tăng cường GDPL cho đội ngũ CBCC trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)