4. Người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn các
1.3.4. Những hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
1.3.4.1. Những tồn tại, hạn chế
Một số cấp uỷ Đảng còn “khoán trắng” cho chính quyền về công tác GDPL cho CBCC cơ sở, xem GDPL cho CBCC cơ sở là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp, là sự tự thân của các CBCC, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
Chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL cho CBCC chưa đồng đều, chưa thật sự đến được với CBCC cơ sở, nội dung GDPL chưa sâu, dàn trải, chưa xác rõ những nội dung pháp luật cần phải giáo dục cho CBCC cơ sở.
Hình thức GDPL cho CBCC cơ sở tuy có nhiều đổi mới, song chưa theo kịp tình hình thực tiễn, còn nặng tính hình thức, phong trào. Việc chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình GDPL cho CBCC tốt tại cơ sở còn ít. Thời lượng và chất lượng GDPL cho CBCC cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động GDPL cho CBCC cơ sở nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ, kỹ năng, năng lực sư phạm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế
Công tác kế hoạch hoá, tính chủ động trong hoạt động GDPL cho CBCC cơ sở ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, còn phụ thuộc, trông chờ vào sự chỉ đạo, kế hoạch của cấp trên. Một số CBCC chưa gương mẫu trong chấp hành pháp luật, lời nói chưa đi đôi với việc làm, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến công tác GDPL nói chung.
Hoạt động GDPL có nơi, có lúc chưa nhận được sự phối hợp đầy đủ và chặt chẽ từ phía các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội. Việc huy động đội ngũ báo cáo viên huyện và các ngành tham gia công tác GDPL cho CBCC cơ sở chưa thực sự hiệu quả. GDPL cho CBCC tại các cơ sở còn thiên về lý thuyết, chưa gắn nhiều với thực tiễn đời sống pháp luật ở cơ sở.
Tình trạng một số CBCC trên địa bàn còn vi phạm pháp luật trong thời gian qua cho thấy chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa GDPL với giáo dục đạo đức công vụ, kiểm tra thi hành công vụ đối với CBCC.
Kinh phí cho công tác GDPL cho CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở những xã có điều kiện KT - XH khó khăn. Giá nhiều loại sách pháp luật còn cao, chưa có cơ chế trợ giá hoặc phát miễn phí các loại sách, tài liệu GDPL. Sách và tài liệu của Tủ sách pháp luật còn nghèo nàn, lạc hậu so với đòi hỏi thực tế. Cơ sở vật chất ở cơ sở còn nhiều yếu kém, hồ sơ, tài liệu không được lưu giữ, bảo quản, ảnh hưởng không nhỏ đến tra tìm và giải quyết công việc theo pháp luật.
Một số CBCC cơ sở chưa ý thức đầy đủ việc phải học tập nâng cao kiến thức về pháp luật để phục vụ cho công tác chuyên môn, hoạt động quản lý của mình. Trình độ học vấn của một bộ phận CBCC cơ sở còn thấp, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức pháp luật gặp nhiều khó khăn.
1.3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước ta là những yếu tố cơ bản nhất trong đời sống pháp luật xã hội, là đối tượng nhận thức quan trọng, trực tiếp nhất của đội ngũ CBCC cơ sở. Tuy nhiên, do tình trạng hệ thống pháp luật hiện nay chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực KT - XH chưa có luật điều chỉnh đã dẫn đến những hạn chế, thiếu hụt kiến thức pháp luật của CBCC cơ sở. Sự thiếu rõ ràng trong chính sách, pháp luật dễ dẫn đến tùy tiện, ban hành văn bản quản lý không đúng quy định. Ở một số địa phương, CBCC còn ỷ lại, trông chờ văn bản hướng dẫn. Tình trạng văn bản chồng chéo, thiếu thống nhất, nhiều kẻ hở vô tình đã tạo điều kiện cho một số CBCC lợi dụng sơ hở của pháp luật để cố tình thoái thác việc thực hiện. Tình trạng một văn bản luật ra đời phải có nhiều văn bản hướng dẫn đã dẫn đến một số CBCC còn có tâm lý coi trọng văn bản hướng dẫn hơn là văn bản luật.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung và cho CBCC cơ sở nói riêng, do đó chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi công tác GDPL là một việc làm cũng tốt, không làm cũng không sao. Một số ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác GDPL và phối hợp GDPL, còn quan niệm công tác GDPL là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp.
Đội ngũ CBCC làm công tác GDPL cho CBCC ở cơ sở còn mỏng, vừa thiếu, vừa yếu, đa số được đào tạo bằng hình thức học tại chức nên trình độ kiến thức, hiểu biết về các văn bản, quy phạm pháp luật còn hạn chế. Một số xã cán bộ Tư pháp - Hộ tịch còn kiêm nhiệm một số công việc khác nên việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về GDPL chưa thường xuyên. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ huyện đến cơ sở năng lực, kỹ năng còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư pháp chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, GDPL huyện và Ban phối hợp công tác phổ biến GDPL của các xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa dành thời gian cho việc tổ chức thực hiện các kế hoạch GDPL. Nội dung, hình thức phổ biến GDPL chưa phong phú nên chưa thu hút được CBCC tích cực tham gia nghiên cứu, học tập, tiếp thu kiến thức pháp luật.
Các thông tin, nguồn tài liệu như: sách về luật, các văn bản pháp luật, băng đĩa….. phục vụ cho việc nghiên cứu, nâng cao nhận thức về pháp luật của CBCC còn hạn chế, chủ yếu là văn bản, chưa có nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng CBCC cơ sở. Một số văn bản pháp luật mới được ban hành song việc triển khai thực hiện còn chậm, các kiến thức mới về pháp luật còn chưa được cập nhật thường xuyên.
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu thành một nguyên tắc – Nguyên tắc Hiến định, thì phổ biến, GDPL trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Phổ biến, GDPL được coi là một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện CCHC nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân hiện nay, thì vấn đề GDPL nói chung, GDPL cho CBCC cơ sở nói riêng - đối tượng trực tiếp thực thi pháp luật tại cơ sở thực sự là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp. CBCC cơ sở có tác động trực tiếp đến thực thi pháp luật tại cơ sở. Nếu CBCC cơ sở hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu CBCC cơ sở ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật sẽ có tác động xấu đến xã hội, nên việc gương mẫu chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật của CBCC cơ sở phải được đặt lên hàng đầu.
Qua thực tiễn công tác GDPL nói chung, GDPL cho CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nói riêng, chúng tôi nhận thấy có nhiều kết quả đáng kể. Nhận thức về vai trò, vị trí của phổ biến, GDPL cho đội ngũ CBCC cơ sở được khẳng định. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác GDPL cho đội ngũ CBCC cơ sở. Việc phổ biến, GDPL cho CBCC cơ sở đã bước đầu đi vào nề nếp, với nhiều hình thức khá phong phú, đa dạng, nội dung thiết thực. Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường. Nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của CBCC cơ sở từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, hiệu quả công tác GDPL cho CBCC cơ sở trên địa bàn huyện chưa cao, vẫn còn xảy ra các hiện tượng vi phạm pháp luật trong đội ngũ CBCC cơ sở, việc thực thi pháp luật tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn... Để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho đội ngũ CBCC cơ sở cần phải xác định rõ mục tiêu, phương hướng, đặc biệt là phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ CBCC cơ sở đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2