4. Người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn các
2.1.4. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực thi pháp luật và giáo dục đạo đức, văn hóa truyền thống
thực thi pháp luật và giáo dục đạo đức, văn hóa truyền thống
Phổ biến, GDPL cho CBCC cơ sở cần kết hợp chặt chẽ với các loại hình giáo dục khác nhau, nhất là giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa truyền thống. Giáo dục chính trị, đạo đức cho đội ngũ CBCC cơ sở ngoài kiến thức chung cần có các kiến thức cụ thể phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với nhân dân, đạo đức hàng đầu của CBCC là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, không hách dịch, sách nhiễu, coi thường nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, mỗi CBCC cơ sở cần đề cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân. Thông qua nhiệm
vụ giải quyết công việc mà tuyên truyền, GDPL cho CBCC hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Công tác tuyên truyền, GDPL muốn có tác dụng cần phải gắn với việc thi hành pháp luật. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các CBCC nhà nước ở cơ sở phải gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý đối với những việc vi phạm pháp luật, có như vậy mới tạo được lòng tin đối với nhân dân và động viên nhân dân tuân theo pháp luật.
Trước hết là chấp hành pháp luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nguyên tắc đó đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy hay văn bản áp dụng pháp luật phải trên cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành. Pháp luật là thống nhất chung cho cả nước, không thể có luật ở địa phương này khác với địa phương khác, đây là đòi hỏi tính thống nhất của pháp chế XHCN trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện phải theo nguyên tắc thống nhất với luật, với văn bản cấp trên, không vì lợi ích cục bộ của địa phương, ngành để đặt ra những quy định trái luật. Có như vậy mới nâng cao được ý thức pháp luật cho CBCC cơ sở, hiểu đúng luật và thực thi theo luật. Trước khi ban hành văn bản cần rà soát lại văn bản cũ xem còn phù hợp hay không, cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hay hủy bỏ từng phần hoặc toàn bộ. Trong tình hình hiện nay, các quan hệ KT - XH đang tiếp tục biến động theo sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì vậy việc ban hành văn bản phải cân nhắc kỹ, tránh tình trạng văn bản chồng lên văn bản. Văn bản phải ổn định, hạn chế
văn bản có tính chất tạm thời để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, song cũng tránh tình trạng trì trệ, lạc hậu.
Sau khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các địa phương, ngành, cơ sở để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Qua đó góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật ở các cấp, các ngành, các cơ quan Nhà nước, các CBCC và nhân dân trên địa bàn huyện.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho CBCC cơ sở và nhân dân, đáp ứng yêu cầu CCHC, quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN, các cơ quan nội chính được xác định là công cụ bảo vệ pháp luật và thi hành pháp luật có hiệu quả và đúng theo định hướng XHCN. Hoạt động của các cơ quan này liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, đến trật tự, kỷ cương xã hội. Do đó, yêu cầu hết sức quan trọng là phải chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC ở các cơ quan nội chính, các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là số cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thanh tra viên, thẩm phán, thư ký tòa, giám định viên... Làm cho đội ngũ này thật sự trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lập trường quan điểm vững vàng, kiên định mục tiêu XHCN, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và có khả năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn công tác, bảo đảm yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử lý oan sai người vô tội. Có như vậy mới củng cố được niềm tin của nhân dân vào sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật, thực hiện đúng pháp luật và tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Trên các lĩnh vực khác, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mỗi cơ quan, đơn vị và của từng CBCC cơ sở đã được pháp luật quy định cũng phải thực hiện đúng pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi
CBCC cơ sở cần đề cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân; Thông qua việc giải quyết công việc mà tuyên truyền, GDPL cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, qua đó góp phần phát huy hiệu quả của pháp luật trong đời sống xã hội.
Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước nói chung, huyện Nghi Lộc nói riêng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng được triển khai toàn diện, thường xuyên, liên tục. Nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức văn hóa truyền thống cho CBCC cơ sở, ngoài kiến thức chung phải có nội dung cụ thể, đối với mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể. Ngoài việc phổ biến, GDPL cần thực hiện các hình thức kết hợp như: Thể hiện trong các chương trình bồi dưỡng, thông qua công tác trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, giữa tập thể với cá nhân (theo dõi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, sinh hoạt tư tưởng trong nội bộ...); Kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thông qua quy định và tổ chức thực hiện điều lệ, quy chế... Quan tâm giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương trong việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước.