Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong những năm qua

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa lịch sử của huyện Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc phía Đông tiếp giáp biển Đông và Thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Huyện Nghi Lộc hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 34.770,43 ha, dân số 186.439 người (tính đến hết năm 2010) và 29 đơn vị hành chính cấp xã, và 01 thị trấn.

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn: Vùng bán sơn địa: Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư (khoảng

57.842 người) chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện. Vùng đồng bằng: Với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Nghi Lộc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.

Trải qua những biến động lịch sử, vùng đất Nghi Lộc có nhiều lần thay đổi tên gọi, duyên cách địa lý hành chính khác nhau. Tuy nhiên, đến năm 1984 tên gọi Nghi Lộc mới được hình thành (Hội thảo danh xưng Nghi Lộc,

tháng 11/2009 tại Hà Nội đã xác định).

Trước năm 1945, huyện Nghi Lộc có 5 tổng, 79 xã. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tên gọi các đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên, tháng 5/1946, thực hiện sắc lệnh của Chính phủ, Nghị quyết phiên họp HĐND tỉnh đầu tiên, Huyện uỷ Nghi Lộc chỉ đạo tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính trong huyện, bãi bỏ cấp tổng, từ 79 xã sát nhập lại thành 24 xã.

Tháng 4/1947, để phù hợp với tình hình tác chiến, các đơn vị hành chính xã được gộp lại còn 13 xã. Cuối năm 1953, đầu năm 1954 trong đợt giảm tô, Tỉnh uỷ Nghệ An chỉ đạo sắp xếp lại đơn vị hành chính, từ 13 xã lớn chia thành 38 xã và thống nhất lấy chữ đầu tên huyện làm chữ đầu tên xã. Ngày 26/12/1970, Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập xã Nghi Phú vào Thành phố Vinh, tháng 4/1986, Hội đồng Bộ trưởng có quyết định thành lập Thị trấn Quán Hành và Thị trấn Cửa Lò thuộc huyện Nghi Lộc. Ngày 29/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 113 - CP về thành lập Thị xã Cửa Lò trực thuộc tỉnh Nghệ An trên cở sở thị trấn Cửa Lò và các xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải, một phần đất, dân cư Nghi Quang, Nghi Hợp của huyện Nghi Lộc. Ngày 17/4/2008, để mở rộng thành phố Vinh theo quy hoạch, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, trong đó huyện Nghi

Lộc chuyển xã Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Kim về thành phố Vinh với 3.115,63 ha đất tự nhiên và 29.304 khẩu.

Vùng đất và con người Nghi Lộc có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước, cách mạng. Đồng thời, Nghi Lộc cũng là vùng đất hiếu học, khoa bảng, nhiều dòng họ, nhiều làng có người đỗ đạt trong suốt thời kỳ Hán học và truyền thống đó được phát huy qua các thế hệ hôm nay, làm vinh danh cho quê hương, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

Kinh tế của huyện Nghi Lộc trong 5 năm 2006 - 2011 đã đạt nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng đạt 12,01%, tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 2.017 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư chiếm 21,7%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 60,9%; Dịch vụ - thương mại chiếm 17,4%. Thu nhập bình quân đầu người từ 2006 - 2011 ước đạt 14,7 triệu đồng. Tổng thu ngân sách theo phân cấp trong 5 năm đạt trên 380 tỷ đồng.

Nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khá, góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của ngành Nông, Lâm, Ngư giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân 3, 62%/năm. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả. Công nghiệp - xây dựng và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Dịch vụ, thương mại phát triển nhanh, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các loại hình dịch vụ thuận lợi, từng bước gắn phát triển dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu lao động. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân 15.36%/ năm. Thu ngân sách đạt cao, tạo điều kiện thuân lợi cho chi đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tăng thu ngân sách hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 đạt 30,3%, đây là giai đoạn có số thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay.

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa quê hương, đất nước. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em và đào tạo nghề cho người lao động, thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mạng lưới trường lớp và các cơ sở giáo dục - đào tạo phát triển khá hoàn chỉnh, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt cao. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường và đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm ổn định dưới 1%, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 17,3%.

Các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức. Các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2006 - 2011, đã có hơn 26.000 lao động được đào tạo nghề (bằng 30%), xuất khẩu lao động được 4.850 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10%, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 tăng 3.23 lần so với giai đoạn 2001-2006.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH. Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc đã được triển khai rộng khắp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w