Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 42)

tỉnh Nghệ An

1.3.2.1. Về mặt số lượng

Huyện Nghi Lộc có 29 xã, 1 thị trấn với quy mô địa giới hành chính và dân số khác nhau. Theo quy định của nhà nước, số lượng CBCC cơ sở phụ thuộc vào quy mô địa giới hành chính và dân số. Bên cạnh đó, do yếu tố sáp nhập, chia tách của các xã nên đã ảnh hưởng đến số lượng CBCC cơ sở.

Theo thống kế, tính đến tháng 7/2012, tổng số CBCC cơ sở đương chức trên địa bàn huyện Nghi Lộc gồm có 626 người, trong đó cán bộ là 308, công chức là 318. Số lượng cán bộ chủ chốt cơ sở (Bí thư, Phó bí thư trực Đảng, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn) là 159 người. Ngoài ra, toàn huyện còn có 297 cán bộ bán chuyên trách và cấp phó các đoàn thể chính trị - xã hội và trên 800 cán bộ là bí thư chi bộ, xóm trưởng của các xóm, khối. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

TT Đối tượng CBCC Tổng số Cán bộ Công chức

1 CBCC xã, thị trấn 626 308 318

2 Cán bộ chủ chốt xã, thị trấn 159 159 0

Tổng số 626 308 318

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (2012)

Trong số cán bộ chủ chốt, có một số đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã, thị trấn, hoặc Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã. Số CBCC còn lại ở cơ sở là các chức danh theo quy định của Luật CBCC. Qua tổng hợp cho thấy, số lượng CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc cơ bản được bố trí đủ về số lượng, tỷ lệ cán bộ và công chức gần tương đương nhau. Tuy nhiên, do yếu tố dân số ở các xã, thị trấn và một số chức danh chưa được bổ sung kịp thời nên số lượng CBCC còn thiếu so với quy định, mới đạt 92,6% so với số lượng biên chế được giao. Bên cạnh đó, tại các xã, thị trấn có sự chênh lệch nhau về số lượng CBCC, xã có số lượng CBCC nhiều nhất là 23 người, xã thấp nhất là 17 người.

1.3.2.1. Về mặt chất lượng

Tính chung số lượng CBCC cơ sở (cán bộ và công chức cấp xã, thị trấn) thì 27,32% có trình độ chuyên môn đại học, 4,47% có trình độ cao đẳng và 51,28% có trình độ trung cấp. Hiện có 65,17% CBCC cơ sở có trình độ

trung cấp chính trị. Có 19 xã có trên 5 cán bộ có trình độ chuyên môn đại học và 2 xã 100% cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn đại học.

Bảng 1.2. Chất lượng cán bộ, công chức cơ sở

TT Đối tượng CBCC Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị ĐH TC Chưa qua ĐT CC TC 1 Cán bộ cơ sở 93 9 113 94 1 251 2 Công chức cơ sở 78 19 208 12 0 156 Tổng số 171 28 321 106 1 408

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc(2012)

Qua số liệu tổng hợp cho thấy: Trình độ chuyên môn của CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc chủ yếu là trung cấp, chiếm 51,28%; số CBCC chưa qua đào tạo còn nhiều 16,93%; chưa có CBCC cơ sở nào có trình độ trên đại học; 65,17% được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì trình độ lý luận chính trị chưa cao: 218 người chưa qua đào tạo, chiếm 34,83%, chỉ có 1 người có trình độ cao cấp chính trị, chiếm 0,1%. Số CBCC cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhà nước pháp luật còn nhiều. Cơ cấu CBCC chưa hợp lý về ngành nghề, về lĩnh vực công tác. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng CBCC ở một số xã chưa tốt, vì vậy, vẫn còn tình trạng chồng chéo trong luân chuyển, bố trí sử dụng CBCC cơ sở.

Trong số CBCC cơ sở hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng trình độ của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở tăng nhanh. Đến nay, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể xã, thị trấn 26% có trình độ chuyên môn đại học (tăng 17,6%); 46,7% trung cấp (tăng 21,3%); 81,3% có trình độ trung cấp chính trị (tăng 25,6%) so với năm 2006. Bên cạnh đó, hàng năm cấp ủy huyện và cơ sở còn cử CBCC cơ sở tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong 5 năm (2007 – 2011), huyện đã mở 1 lớp đại học kinh tế Nông

nghiệp, 2 lớp Cao đẳng Tài chính, Địa chính, 2 lớp Trung cấp về chuyên môn, 3 lớp sơ cấp về công tác Thanh vận, Phụ vận và Nông dân; 4 lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt xã, thị trấn và 170 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 21.157 lượt cán bộ. Sau đào tạo, bồi dưỡng có 91,3% được sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, trong đó có 40,73% được bố trí chức vụ cao hơn. Qua đánh giá, hàng năm có 18,5% CBCC cơ sở được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Về đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện Nghi Lộc, theo đánh giá của UBND huyện Nghi Lộc tại Quyết định số 249/2012/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 về việc ban hành đề án “Tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC nhà nước trên địa bàn huyện, giai đoạn 2012 - 2020” như sau:

- Về những ưu điểm:

Đội ngũ CBCC cơ sở trên địa bàn huyện Nghi Lộc có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH; đa số CBCC cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có tâm huyết với cơ sở. Đoàn kết, gắn bó, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.

Số CBCC cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng tương đối cơ bản về trình độ chuyên môn, chủ động tiếp thu, nắm bắt cái mới, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ tại cơ sở. Đa số CBCC cơ sở biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, các quy định của nhà nước để xử lý công việc và biết ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt công tác chuyên môn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ CBCC cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị được quan tâm. Việc thực hiện chế độ, chính sách cho CBCC khá kịp thời. CBCC được bổ nhiệm, điều

động, luân chuyển chấp hành tốt sự phân công của tổ chức, hăng hái, phấn khởi, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong điều kiện kinh tế Nghi Lộc còn gặp khó khăn, chính sách tiền lương, phụ cấp cho CBCC cơ sở còn thấp, đời sống của một bộ phận CBCC cơ sở còn khó khăn nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cách mạng, gắn bó với nhân dân. 89,65% số CBCC là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; 35,6% số CBCC tham gia đại biểu HĐND cấp xã; thị trấn. Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện để phát triển KT - XH trên địa bàn.

- Một số hạn chế, tồn tại:

Năng lực thực tế của CBCC cơ sở còn một số hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một số CBCC cơ sở chưa thật sự nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, một số còn tỏ ra lúng túng, cách làm việc thụ động.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận CBCC chưa cao, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho việc thực hiện CCHC nhà nước, làm giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.

Số lượng CBCC cơ sở còn thừa thiếu cục bộ; chất lượng, trình độ đội ngũ CBCC ở một số cơ sở còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt như: năng lực quản lý nhà nước, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, trình độ ngoại ngữ, vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý... điều đó đã tác động và ảnh hưởng đến chất lượng công tác và hiệu quả CCHC ở cơ sở.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ sở ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nội dung

đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về lý luận, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và chưa phân loại để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức trách, nhiệm vụ của từng loại CBCC cơ sở. Năng lực, trình độ, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, bồi dưỡng, tập huấn...

Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với CBCC cơ sở còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ CBCC cơ sở đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Để xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, xã hội, đẩy mạnh CCHC trên địa bàn Nghi Lộc trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi tiếp tục phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w