Họp lớp đánh giá có sự tham gia của GVCN 90

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 60 - 64)

- Giúp cho mọi người, mọi lực lượng có liên quan nhận thức đúng đắn

11 Họp lớp đánh giá có sự tham gia của GVCN 90

Theo kết quả ở bảng trên cho thấy, việc đánh giá KQRL của SV ở Trường Đại học Quảng Nam được thực hiện như sau:

+ Theo từng học kỳ ( 95%)

+ Có nội dung tiêu chí rõ ràng, cụ thể ( 90%)

Qua đó cho chúng ta thấy, đội ngũ CBQL và GV đã xác định được vai trò quan trọng trong việc quản lý đối với công tác GDĐĐ cho SV trong nhà trường.

Nhưng, bên cạnh đó, kế hoạch GDĐĐ cho SV thường xuyên, theo từng tuần, từng tháng ít sử dụng ( 40%); Chủ yếu do tập thể lớp đánh giá ( 35%).

Trong xã hội hiện nay có nhiều yếu tố tác động xấu đến SV, cần chú trọng tăng cường kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho SV một cách chi tiết, cụ thể trong thời gian ngắn với mục đích vừa GDĐĐ cho SV vừa kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, kỷ luật, khen thưởng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho SV.

2.4.2. Việc đánh giá KQRL của SV Trường Đại học Quảng Nam

Chúng tôi tiến hành khảo sát về “Việc đánh giá KQRL của SV Trường

Đại học Quảng Nam?” . Kết quả như sau:

Bảng 2.9. “ Việc đánh giá KQRL đạo đức của SV ”

TT Mức độ đánh giá GV (%) SV (%)

1 Chính xác 20 31.5

2 Công khai 70 48.5

3 Có hiệu quả giáo dục 55 29

4 Khách quan 55 47.5

5 Công bằng 30 30.5

2.4.3. Kế hoạch hóa quản lý công tác GDĐĐ cho SV

Nghiên cứu về quản lý công tác kế hoạch hóa GDĐĐ cho SV, chúng tôi đặt câu hỏi: “Đồng chí cho biết việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho SV Trường Đại học Quảng Nam tiến hành như thế nào?”.

Kết quả thu được ở bảng 2.10 như sau:

TT Kế hoạch Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Theo kế hoạch cấp trên, theo sự kiện

1 Kế hoạch từng học kỳ 80 20 0

2 Kế hoạch cho cả năm học 93 7 0

3 Kế hoạch cho các ngày lễ 97 3 0

Với số liệu điều tra, chúng ta thấy rằng nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho SV Trường Đại học Quảng Nam

+ Kế hoạch cho các ngày lễ là: 97 % + Kế hoạch cho cả năm học là: 93 %. + Kế hoạch từng học kỳ: 80%

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, có một số kế hoạch thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên nên nhà trường có kế hoạch bổ sung.

2.5. Nguyên nhân của thực trạng

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau:

2.5.1. Nguyên nhân khách quan:

- Quản lý của xã hội còn lỏng lẻo

- Các văn bản pháp quy còn thiếu, chưa kịp thời dẫn đến việc quản lý công tác giáo dục cho SV chưa được coi là tiêu chí quan trọng.

- Công tác GDĐĐ chưa đặt ngang hàng với các môn học.

2.5.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Chưa phát huy được vai trò tự quản của SV. Còn một số SVchưa tự giác chấp hành quy định, nội quy của Bộ GD & ĐT và nhà trường.

- Quản lý công tác GDĐĐ cho SV chưa được coi trọng mà hầu như chỉ chú trọng vào đầu tư công tác chuyên môn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho SV Trường Đại học Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trường Đại học Quảng Nam đã chú trọng giáo dục cho SV những phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nhân cách con người Việt Nam.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục của nhà trường đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nguyên nhân cơ bản là: chưa phát huy được vai trò tự quản của sinh viên. Còn một số sinh viên chưa tự giác chấp hành quy định, nội quy của Bộ GD & ĐT và nhà trường. Quản lý công tác GDĐĐ cho SV chưa được coi trọng mà hầu như chỉ chú trọng vào đầu tư công tác chuyên môn.

Vì vậy công tác quản lý GDĐĐ cho SV càng trở nên cần thiết đối với trường Đại học Quảng Nam hiện nay nhất là đề ra các biện pháp hữu hiệu trong quá trình thực hiện, vì nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như cùng với ngành giáo dục thực hiện tốt mục tiêu mà xã hội đề ra: “Đào tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi CBQL phải tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho SV, đó là nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w