Phương pháp GDĐĐ cho SV ở trường Đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 27 - 28)

Trong quá trình GDĐĐ phương pháp GDĐĐ là thành tố quan trọng, có tính quyết định mục đích giúp SV nắm vững và thực hiện đúng đắn những chuẩn mực đạo đức. Có ba nhóm phương pháp giáo dục đạo đức:

+ Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

- Phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp trực tiếp trao đổi ý kiến, quan điểm của mình. Qua đó, các em sẽ có cách đánh giá chính xác với các sự kiện, hiện tượng xã hội cũng như thế giới xung quanh.

- Phương pháp nêu gương: Phương pháp này nhằm giáo dục ý thức, khơi dậy tình cảm yêu CNXH cho SV

+ Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội:

- Đòi hỏi sư phạm: Đây là phương pháp giáo viên nêu lên các đòi hỏi về mặt sư phạm, đề ra yêu cầu đạo đức cho SV.

- Tạo dư luận xã hội: Dư luận xã hội là sự phản ánh những đòi hỏi của tập thể đối với cá nhân. Nó được tạo ra thông qua sự đánh giá tập thể đối với hành vi cá nhân, nhóm tập thể tạo ra được dư luận lành mạnh, cần lôi cuốn HS - SV tham gia vào các hoạt động của tập thể lớp, trường, giúp các em đánh giá đúng các hoạt động đó.

- Phương pháp luyện tập: Tổ chức cho SV thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch hành động nhất định nhằm biến các hành động đó thành thói quen ứng xử.

- Phương pháp giao công việc: Đây là phương pháp lôi cuốn SV vào các hoạt động đa dạng, phong phú của trường, lớp, Đoàn thanh niên, Hội SV.

Qua đó giúp các em đúc kết được những kinh nghiệm trong quan hệ với mọi người theo những chuẩn mực đạo đức xã hội qui định.

- Phương pháp rèn luyện: Phương pháp này giúp các em củng cố những hành vi được hình thành trong cuộc sống.

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Đưa ra những tình huống mà buộc SV phải lựa chon. Phương pháp này giúp SV suy nghĩ, xem xét lại hành động của mình có phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực đạo đức xã hội không, phải lựa chọn quan điểm, thái độ, hành vi phù hợp.

+ Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành

vi ứng xử của SV. Bao gồm ba phương pháp:

- Phương pháp thi đua: Đây là phương pháp kích thích sự phấn đấu của SV giúp các em tự khẳng định mình.

- Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp khẳng định và biểu dương thành tích của cá nhân hay tập thể SV. Phương pháp này có tác dụng rất lớn: Tạo cho tập thể, cá nhân SV phấn khởi, tích cực rèn luyện phấn đấu vươn lên học tập. Đồng thời là tấm gương cho tập thể noi theo.

- Phương pháp trách phạt (kỷ luật): Đây là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với chuẩn mực xã hội đề ra. Giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, biết ăn năn, hối lỗi và từ bỏ những thói quen, hành vi sai trái của mình . Từ đó, điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 27 - 28)